Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé


Băng vệ sinh của tuổi đời lâu nhất trong công cuộc chăm sóc “cô bé” vào những ngày hành kinh. Băng vệ sinh cũng có mức độ sử dụng phổ biến và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Hơn thế bạn đang sử dụng băng vệ sinh đúng cách chưa? Cùng đi tìm hiểu CHĂM SÓC MẸ & BÉ nhé!


Băng vệ sinh

Băng vệ sinh là miếng lót thấm hút dành cho nữ giới vào những ngày “ đèn đỏ” với cơ chế thấm hút.

Băng vệ sinh xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ X ở Sudan và sau đó được phát triển và cải tiến và phục vụ được nhiều nhu cầu khác nhau thành băng vệ sinh ngày này.


Các loại băng vệ sinh:


  • -          Ban ngày : kích thước từ 21 đến 24 cm
  • -          Ban đêm : kích thước  từ 28 đến 35 cm
  • -          Hàng ngày: kích thước dao động từ 14 – 16 cm

Thêm vào đó, băng vệ sinh còn gồm hai loại có cánh và không cánh. Với loại có cánh, băng vệ sinh giúp tăng thêm khả năng an toàn, hạn chế sự dịch chuyển và được cố định. Còn với loại không cánh, sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, thuận tiện cho trang phục bó sát.



Ưu điểm của băng vệ sinh


Đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất liệu

Hàng loạt các thương hiệu đưa ra các sản phẩm như dành cho da nhạy cảm, dành cho ngày đầu hoặc ngày cuối của chu kỳ. Thêm vào đó, mùi thơm và hình thức được chú trọng thiết kế. Chất liệu như mặt lưới để chống tràn hay mặt bông giúp thấm hút tuyệt đối và dịu nhẹ với da nhạy cảm.  



Dễ dàng tìm mua ở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị

Bạn có thể tìm ngay từ các cửa hàng tiện lợi gần nhà hoặc các siêu thị lớn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan nên bạn cần thận trọng trong quá trình chọn mua.



Khử mùi hôi chân hoặc hôi nách do cơ chế thấm hút

Cơ chế thấm hút của băng vệ sinh còn được phát huy công dụng với các công việc cần đứng ngoài giờ hoặc những người phải sử dụng giày trong khoảng thời gian dài hoặc thấm hút mồ hồi ở  vùng nách tránh bay mùi hôi khó chịu.



Chi phí mỗi lần mua khá rẻ

Mỗi bịch thường có giá dao động từ 20.000 đến 70.000 đồng như vậy chi phí mỗi lần bỏ ra khá rẻ và có thể chấp nhận được.



Quá trình thay thế dễ dàng và nhanh gọn

Cứ hết 4 tiếng ta phải thay băng vệ sinh một lần. Với thao tác đơn giản, tháo băng vệ sinh cũ ra, tiếp theo cuộn tròn và để vào thùng rác và bóc băng vệ sinh mới dán vào vùng quần lót. Quá trình thay thế chỉ diễn ra chưa đến 5 phút.



Nhược điểm

Không thân thiện với môi trường

Theo ước tính thì một phụ nữ 1 năm sẽ  thải ra môi trường gần 35 gói băng vệ sinh và khi đó, lượng giấy, bông  và chế phẩm nhựa để cung cấp mỗi năm là con số khủng lồ.



Khó khăn trong hoạt động thể chất

Bơi lội, nhảy xà,…đều khó khăn thực hiện khi bạn đang trong ngày đèn đỏ. Thêm vào đó, băng vệ sinh thấm nước và gây ra sự thiếu thẩm mỹ.



Bốc mùi

Do băng vệ sinh hoạt động theo cơ chế thấm hút nên khi ra khỏi cơ thể sẽ bị oxy hóa và tạo ra mùi hôi khó chịu.



Thay thế thường xuyên

4 tiếng là thời gian các chuyên gia khuyên nên thay thế băng vệ sinh. Bởi nếu không thay thế, đây sẽ trở thành một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển




Các thương hiệu băng vệ sinh được tin dùng gồm:

- Diana
- Kotex
- Laurier



Căn bệnh liên quan đến dạ dày phần lớn là do chế độ ăn uống. Do vậy cùng tìm hiểu ngay bệnh dạ dày và cách chữa trị đơn giản từ thực phẩm cùng SỨC KHỎE MẸ & BÉ nhé!


Axit trào ngược

Một vài nguyên liệu có tác dụng với chứng axit trào ngược có thể kể tên như: hạt thì là, lá húng quế hoặc lá đinh hương rồi từ từ nhai từ từ trong miệng – lời khuyên từ Amrita Rana.

Cũng theo Blogger  thực phẩm trên thì “ bất cứ thứ gì làm tăng lượng nước bọt đều có tác dụng cân bằng độ axit trong dạ dày”



Nước dừa cùng thịt dừa non hoặc một ly bơ sữa là một lựa chọn thay thế nếu bạn không thể pha một ly nước ấm cùng sữa chua nguyên chất để uống.

Hơn nữa, bơ sữa giúp làm dịu dạ dày, giảm kích ứng ở niêm mạc dạ dày, chống trào ngược axit và hỗ trợ tiêu hóa tốt.


Công thức pha

  • Kết hợp ¼ hộp sữa chua nguyên chất cùng 500 ml nước ấm. Sau đó, trộn đều

  • Vài hạt muối biển cùng một nhúm thì là và chút gừng nghiền và lá rau mùi tươi hòa chung với 500 ml nước ấm

Tiêu chảy



Một trái bầu có chứa nhiều thành phần có công dụng hiệu quả điều trị chứng tiêu chảy. Thực đơn từ quả bầu đa dạng từ món súp, cà ri kết hợp với cà chua hoặc món hầm.

Quả bầu chứa hàm lượng lớn chất xơ và nước, có khả năng dễ tiêu hóa và ít calo

Điều bắt buộc khi mắc bệnh tiêu chảy là uống nhiều nước để cơ thể tránh mất nước.



Bổ sung nước uống cho cơ thể khoảng từ 1,5 – 2 l là tốt nhất. Trái cây cũng là lựa chọn thông minh như bơ, táo, lựu hay trà gừng. Do gừng chứa chất chống oxy hóa và cấp nước cho cơ thể.

Công thức pha

  • 2 lát gừng cho 150 ml nước ấm

  •  Hồi hương được kết hợp với bột nghệ cùng với 300ml nước , sau đó đun sôi

Khó tiêu

Bạn cảm thấy bụng khó tiêu, hãy cố nhớ lại xem 24 giờ trước bạn đã ăn gì, đó là điều đầu tiên khi bạn bị chứng khó tiêu.

Khi bạn đang mắc chứng khó tiêu thì nên hạn chế ăn các thực phẩm như: sữa, ngũ cốc, rau sống, các thực phẩm khiến bụng bạn bí bách hơn.



Các gia vị nên được thêm vào món ăn như: gừng, quế, tiêu tăng thêm hương vị và tăng khả năng tiêu hóa đồ ăn của hệ tiêu hóa. Các món ăn nên được chế biến là món súp hoặc canh.

Nước ép cũng là một gợi ý hoàn hảo trong giai đoạn này. Có thể uống một ly nước ép hành tây và mật ong hoặc một ly bơ sữa.

Bạn đang có hiện tượng trào ngược axut, viêm dạ dạy hay ợ nóng thì tỏi, hành tây là những thực phẩm tốt kỵ. Khi tiêu hóa hai thực phẩm trên, tình trạng của bạn sẽ càng xấu hơn.

Công thức pha chế

  • Trộn 3 tép tỏi cùng 10 lá húng quế cùng 50ml nước ép cỏ lúa mì. Mỗi ngày nên uống một ly.



Tạm kết, các bệnh liên quan đến dạ dày chủ yếu cho chế độ ăn uống, việc kết hợp các gia vị như nghệ, thì là, húng quế, mùi tây là các thực phẩm ăn kèm giúp ích cho sức khỏe.


Một bài viết gần đây, một bà mẹ đơn thân đang nhiễm căn bệnh ung thư mãn tính giai đoạn cuối đã viết về nỗi lòng và những lo sợ về đứa con yêu sẽ một mình chống chọi và đương đầu với thế giới như thế nào. Sau đây là cách đúc rút về kinh nghiệm của bà mẹ Mỹ về các kỹ năng nên dạy cho con để con có thể trưởng thành và đương đầu với thế giới bao la này, cùng tìm hiểu với CHĂMSÓC MẸ & BÉ nhé!


Tận dụng thời gian bên gia đình

Mang tâm trạng của một người đang đánh cuộc giữa sự sống và cái chết, thời gian bên gia đình cùng các con yêu thì là những giây phút tuyệt vời đáng trân trọng và quý báu hơn bao giờ hết.

Các cha mẹ luôn nhắn nhủ với con cái mình rằng phải độc lập và nỗ lực tìm kiếm đam mê và hạnh phúc trong công việc vươn tới một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, cha mẹ lại dường như quên mất điều quan trọng với con cái mình là dành thời gian cho cha mẹ khi cha mẹ còn sống trên thế gian này.

Vật chất, của cải có thể mua được mọi thứ nhưng cha mẹ bạn cô đơn, lủi thủi, lẻ bóng. Đôi khi, cha mẹ chỉ cần nhìn thấy hình dáng, khuôn mặt vài câu hỏi thăm là đã đủ ấm lòng lắm rồi.
Vậy nên, phụ huynh nên dạy cho trẻ giành thời gian bên gia đình khi trẻ quá mải mể, rong ruổi bên ngoài với bạn bè. Trước hết, cha mẹ phải là tấm gương soi sáng, làm mẫu cho trẻ thì trẻ mới có thể theo sau được. Cha mẹ cũng thờ ơ với ông bà thì đừng đòi hỏi đứa trẻ làm những thứ mà cha mẹ nó còn không thực hiện.

Giúp đổi mới không gian và gia tăng tình cảm gia đình, cuối tuần gia đình có thể cùng nhau chạy bộ hoặc tham gia các hoạt động thể chất như bơi lội, cầu lông,… hoặc tham gia các sự kiện cộng đồng để trẻ khám phá thêm về thế giới quan.


Tập tự chăm sóc bản thân

Người Nhật giáo dục con cái theo phương pháp cực kỳ tốt và hiệu quả cao. Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam từng nói “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Các việc nhà hoặc chăm sóc cá nhân đơn giản như rửa tay, rửa chân, quét nhà, đổ rác, sắp xếp bát, đĩa là việc trẻ hoàn toàn có thể thực hiện tốt.

Cha mẹ nên dạy con từng việc từng việc một, lặp đi lặp lại. Trẻ có thể không hoàn thành tốt ở lần đầu tiên thì cũng đừng lo ngại, hãy cho trẻ thực hiện vào một lần khác. Kể cả khi bạn trưởng thành, nhiều việc đôi khi bạn không thể thành công tốt đẹp trong lần đầu tiên.

Con nên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao của việc giữ cơ thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ và lành mạch. Thêm vào đó, cơ thể cũng cần sự nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho ngày mới. Sự chăm sóc không chỉ dành cho bản thân mà còn dành cho người khác và cộng đồng.


Tấm lòng từ bi, vị tha

Con cũng nên được biết rằng có nhiều hoàn cảnh khổ và không may mắn để trẻ đồng cảm và từ bi với những điều không tốt đẹp xảy ra với trẻ.

Từ bi, vị tha là những đức tính quan trọng mà Phật pháp đã răn dạy. Đền, chùa là một môi trường và trường học dạy trẻ các đức tính này tối ưu nhất. Cha mẹ nên cho con tham gia các khóa học tu mùa hè và sau khóa học, cha mẹ sẽ nhận thấy con yêu đã trưởng thành và giỏi giang hơn rất nhiều lần.



Tạm kết, các kỹ năng cần dạy cho trẻ giúp trẻ trưởng thành. Người cha người mẹ nào cũng mong muốn con có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình và có một đời sống hạnh phúc, vui vẻ và theo đuổi đam mê của bản thân.


Bạn đang mong chờ bé yêu của mình chào đời và giống mọi thành viên khác trong gia đình, bé con sẽ giống ai nhỉ? Nước da giống bố hay mái tóc giống mẹ, tính cách như ông,.. Vậy cùng đi tìm hiểu ngay với SỨC KHỎE MẸ & BÉ về các yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con nhé!


Màu da

Trên thế giới, các màu da phổ biến là da vàng, da nâu và da trắng đại diện cho các dân bản địa của các châu lục lần lượt như châu Á, châu Phi và châu Âu. Theo nghiên cứu khoa học, đứa bé được di truyền làn da giống cha có tỷ suất cao hơn phần trăm có thể di truyền từ mẹ.



Tuy nhiên, xác suất cũng không thể chính xác hoàn toàn và vẫn luôn xảy ra các bất ngờ mà khoa học cũng khó lý giải.

Bên cạnh đó, các mẹ truyền tai nhau rằng các sản phẩm như nước dừa, trứng gà và các loại hải sản để con có một làn da như trứng gà bóc thì chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng mình về tác dụng của các thực phẩm nêu trên nhưng mỗi loại thực phẩm đều có lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.

Má lúm đồng tiền, chữ M tại chân tóc

Má lúm đồng tiền chính là một loại dị tật bẩm sinh nhưng tình cờ khuyết tật này lại khiến người sở hữu được sự ưu ái và thiện cảm hơn. Về tỷ lệ di truyền, má lúm được di truyền từ 25 – 50% từ cha hoặc mẹ, và từ 50 – 100% từ cả cha và mẹ.



Các yếu tố đặc biệt như chữ M tại chân tóc, khoảng cách răng hay hình dáng bàn tay, hình dáng móng chân đều là những yếu tố được di truyền. Thậm chí, hai hai mí hay một mí cũng được di truyền đến 50% từ cha và mẹ. Để thuận tiện trong quá trình tưởng tượng về hình dáng bé yêu thì bạn có thể kiểm tra dòng họ, đặc biệt những người có những đặc điểm nổi bật.

Chỉ số IQ

Gen thông minh nằm phần lớn ở nhiễm sắc thể X và phân bố khá thưa tại các nhiễm sắc thể Y. Đây cũng là điều chỉ số IQ – chỉ số thông minh của một đứa trẻ phụ thuộc vào sự thông minh của mẹ.



Bên cạnh, việc di truyền chỉ số thông minh dựa vào IQ của mẹ thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động đến trẻ đáng kể như: chế độ dinh dưỡng lúc đầu đời và điều kiện nuôi dưỡng và thứ tự được sinh ra và môi trường sống, nền giáo dục mà trẻ được tiếp nhận.

Chiều cao và cân nặng

Thông thường, chiều cao của một đứa trẻ được tính bằng trung bình cộng của chiều cao của cha và mẹ. Với chiều cao, chiều cao của bé được tính bằng trung bình cộng lần lượt cộng trừ đối với giới tính bé trai và bé gái.



Cân nặng là yếu tố di truyền khá cao, đặc biệt là chứng béo phì. Tỷ lệ lên tới 80% nếu cha mẹ mắc chứng béo phì và thừa cân trong khoảng thời gian tạo ra em bé. Nếu cha mẹ có thân hình cân đối thì tỷ lệ của trẻ mắc bệnh thừa cân dưới 10%.



Tóm lại, các yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con nên được cha mẹ lưu tâm và để dễ dàng dự đoán hình dáng của bé hơn dù tỷ lệ đó rất thấp. Nhưng chờ đợi, đôi khi lại mang lại niềm vui và sự hồi hộp không tưởng. Chúc cha mẹ thành công!


Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ có độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi có tỷ lệ mắc chứng béo phì và thừa cân chiếm khoảng 2,4% dân số Việt Nam vào năm 2016 theo số liệu của Global Health Observatory ( Đài quan sát y tế toàn cầu ) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới. Con số trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì ở Việt Nam vào khoảng 222.480.000 trẻ. Đáng buồn thay, con số này đang ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu suy giảm.
Dù Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì thấp nhất các nước Đông Nam Á nhưng cha mẹ cũng không thể coi thường và xem nhẹ nó. Vậy cùng đi tìm hiểu ngay với CHĂM SÓC MẸ & BÉ nhé!


Béo phì là gì?



Béo phì chính là tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức tại một số vùng tại cơ thể hay toàn bộ cơ thể. Béo phì là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với mọi lứa tuổi. Dựa vào sự phát triển của các khu vực thì tỷ lệ béo phì lại tỷ lệ thuận, tiêu biểu như: tại các thành phố lớn tỷ lệ lên tới 5,6 – 6,5% và giảm dần ở các khu vực nông thôn.

Nguyên nhân gây béo phì

Các nguyên nhân gây béo phì và thừa cân phổ biến là thiếu hoạt động thể chất, hấp thụ quá nhiều năng lượng hoặc đồ ăn nhanh, do yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác. Chiếm tỷ lệ nhỏ là do vấn đề nội tiết tố gây nên.



Điều đặc biệt, các gia đình béo phì thì không phải tất cả trẻ em đều có nguy cơ thừa cân và béo phì dù gia đình có tiền sử bệnh. Điều này được quyết định hoàn toàn bởi chế độ ăn uống cùng hoạt động thể chất của cả gia đình.

Bệnh hệ lụy khi mắc béo phì như:

  • -          Cholesterol cao
  • -          Huyết áp cao
  • -          Nguy cơ mắc bệnh tim sớm
  • -          Bệnh tiểu đường
  • -          Các vấn đề về xương
  • -          Viêm da như: phát ban do nóng, nhiễm nấm, mụn trứng cá

Cách nhận biết liệu trẻ có thừa cân

Dựa vào chỉ số BMI để đo mức độ gầy hay béo của cơ thể con người. Chỉ số trên dựa trên các số liệu về hình dáng, cân nặng và chiều cao của cơ thể.



Hạn chế và giảm béo phì hoặc thừa cân cho trẻ

Nói chuyện chia sẻ nhẹ nhàng cùng trẻ và tuyệt đối không đặt áp lực nên trẻ. Nhẹ nhàng phân tích các tác hại khi mắc bệnh béo phì và luôn đồng hành cùng trẻ. Thêm vào đó, khuyến khích và động viên là điều cần thiết giúp tinh thần trẻ thoải mái và dễ đạt được kết quả.



Cha mẹ cũng nên đăng ký và tập luyện cùng trẻ với các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội, tập yoga,…Thêm vào đó, thói quen ăn uống của cả gia đình cũng nên được cải thiện theo chế độ ăn sạch và lành mạnh.



Cuối tuần, gia đình gia tăng các hoạt động thể chất như đi ngoại khóa, vui chơi cùng các gia đình khác. Đạp xe đạp cũng là một hoạt động mang lại lợi ích cho các gia đình nhỏ

Tạm kết, kết quả của quá trình cải thiện chứng béo phì thành công hay không còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của  con bạn cùng các thành viên khác trong gia đình. Đừng cho trẻ có quá nhiều thời gian chết để xem TV hay chơi điện tử hoặc máy tính bảng.

Nguồn tham khảo:





Các thực phẩm đều có chứa các nguồn dinh dưỡng khác nhau nhưng hôm nay CHĂM SÓC MẸ & BÉ sẽ mách cho các bạn vài SIÊU THỰC PHẨM bổ dưỡng dành cho mọi lứa tuổi. Cùng đón đọc nhé!


Cá hồi


Một thực phẩm chứa hàm lượng lớn Omega 3, bên cạnh đó các chất dinh dưỡng như chất béo, Protein, vitamin B cùng Kali, Selen.
Với các thành phần chứa trong cá hồi mang lại nhiều lợi ích như bổ mắt, sáng da và giảm viêm cùng nhiều công dụng khác. Bên cạnh đó, cá hồi cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường và duy trì cân nặng và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, giá thành cá hồi khá cao và việc khai thác hải sản đang bị lạm dụng có thể cá hồi sẽ bị cạn kiệt trong nay mai.

Quả bơ


Bơ được coi là trái cây có nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất béo lành tính khác.
Cũng có thành phần tương tự dầu oliu, chất béo không hòa tan có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình giảm viêm. Hơn thế, bơ cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Khoai lang


Khoai lang có chứa nhiều nhiều Carotenoids – chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Khoai lang được đánh giá là loại củ có hàm lượng vitamin A và vitamin C, Kali.
Dù khoai lang có vị ngọt nhưng khi được tiêu hóa vào cơ thể thì lượng đường trong máu cũng tăng không đáng kể.

Nấm


Các loại nấm phổ biến như nấm rơm, nấm nút, nấm Portobello hoặc nấm sò. Dù với mỗi loại nấm đều chứa hàm lượng khác nhau nhưng đều có vitamin D và vitamin A, Kali và chất xơ cùng các chất chống oxy hóa.
Ăn nấm lại còn vô cùng bảo vệ môi trường nhé! Bởi nấm được coi là một sản phẩm chất thải của nông nghiệp để trồng như mùn, thân cây mục và rơm.

Rong biển


Rong biển là một thực phẩm phổ biến ở Hàn QUốc và Nhật Bản nhưng nó dần là thực phẩm quen thuộc của các nước trên khắp thế giới nhờ trào lưu Hallyu.
Rong biển là một loại tảo biển chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Rong biển có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Chất dinh dưỡng có trong rong biển bao gồm vitamin K, Folate, Iot và chất xơ.
Rong biển được khai thác từ biển có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hơn thế, rong biển cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim, béo phì và tiểu đường.

Để có một sức khỏe thì chế độ ăn uống chiếm 70% nên các mẹ nên cân nhắc về cải tiến và nâng cấp bữa ăn thêm dinh dưỡng nhé!

Các siêu thực phẩm với giá thành phải chăng nhưng các mẹ nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín. Do lợi nhuận làm mờ mắt nhiều người nên chất lượng sản phẩm không còn được coi trọng nữa.

Vào mùa hè, bạn thường nghe báo, đài, tivi nói về căn bệnh Sởi và dịch Sởi bùng phát và bạn chưa thực sự hiểu biết về căn bệnh này. Hãy cùng CHĂM SÓC MẸ & BÉ tìm hiểu về bệnh Sởi ở trẻ em và những dấu hiệu để nhận biết nhé!




Kiến thức chung




Bệnh Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus là tác nhân gây nên. Về đường lây bệnh, bệnh Sởi lây theo đường hô hấp, với các triệu chứng thông thường như sốt, viêm họng, nổi ban đỏ.

Bệnh Sởi thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi và người lớn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi bị nhiễm bệnh Sởi có thể gây ra hội chứng Rubella bẩm sinh ở thai nhi. Khi mắc hội chứng Rubella bẩm sinh thì thai nhi sẽ bị khuyết tật bẩm sinh như bệnh tim, điếc hay tổn thương não bộ. Nếu thai nhi không mạnh mẽ chống trọi với bệnh có thể gây nên tình trạng chết lưu hoặc sẩy thai.

Nguyên nhân:



Bệnh Sởi được gây ra bởi virus Rubella, virus này dễ lây lan trong môi trường không khí. Và thông qua đường hô hấp để gây bệnh cho con người và lây nhiễm từ bà bầu sang thai nhi qua đường máu.



Các triệu chứng thường gặp:

  • Phát ban đỏ trên mặt và lan dần xuống các bộ phận khác của cơ thể
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Xổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau và mỏi cơ
  • Viêm và đau mắt

Giải pháp



Ngay khi nhận thấy, cơ thể có những dấu hiệu trên thì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Thêm vào đó, cơ thể cũng phòng tránh xảy ra những biến chứng khó giải quyết như:  
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Sởi
  • Trang bị đầy đủ trang phục vô trùng và đeo khẩu trang y tế
  • Cách chăm sóc trẻ khi bị nhiễm bệnh Sởi:
  • Cách ly với trẻ không nhiễm bệnh
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
  • Người chăm sóc đeo khẩu trang, rửa tay sạch khuẩn
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày
  • Cắt móng tay, chân để tránh gãi làm xước da
  • Dùng thuốc tra mắt
  • Trẻ còn bú thì nên kết hợp ăn thực phẩm bổ dưỡng
  • Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và nấu chín hoặc hầm kỹ.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ



Tóm lại, khi trẻ có những triệu chứng nhiễm bệnh Sởi thì cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện để nhận được sự điều trị kịp thời và khoa học để tránh biến chứng đáng tiếc như nhiễm trùng tai hoặc sưng não.