Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Béo phì ở trẻ và những điều cha mẹ nên lưu tâm

0

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ có độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi có tỷ lệ mắc chứng béo phì và thừa cân chiếm khoảng 2,4% dân số Việt Nam vào năm 2016 theo số liệu của Global Health Observatory ( Đài quan sát y tế toàn cầu ) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới. Con số trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì ở Việt Nam vào khoảng 222.480.000 trẻ. Đáng buồn thay, con số này đang ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu suy giảm.
Dù Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì thấp nhất các nước Đông Nam Á nhưng cha mẹ cũng không thể coi thường và xem nhẹ nó. Vậy cùng đi tìm hiểu ngay với CHĂM SÓC MẸ & BÉ nhé!


Béo phì là gì?



Béo phì chính là tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức tại một số vùng tại cơ thể hay toàn bộ cơ thể. Béo phì là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với mọi lứa tuổi. Dựa vào sự phát triển của các khu vực thì tỷ lệ béo phì lại tỷ lệ thuận, tiêu biểu như: tại các thành phố lớn tỷ lệ lên tới 5,6 – 6,5% và giảm dần ở các khu vực nông thôn.

Nguyên nhân gây béo phì

Các nguyên nhân gây béo phì và thừa cân phổ biến là thiếu hoạt động thể chất, hấp thụ quá nhiều năng lượng hoặc đồ ăn nhanh, do yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác. Chiếm tỷ lệ nhỏ là do vấn đề nội tiết tố gây nên.



Điều đặc biệt, các gia đình béo phì thì không phải tất cả trẻ em đều có nguy cơ thừa cân và béo phì dù gia đình có tiền sử bệnh. Điều này được quyết định hoàn toàn bởi chế độ ăn uống cùng hoạt động thể chất của cả gia đình.

Bệnh hệ lụy khi mắc béo phì như:

  • -          Cholesterol cao
  • -          Huyết áp cao
  • -          Nguy cơ mắc bệnh tim sớm
  • -          Bệnh tiểu đường
  • -          Các vấn đề về xương
  • -          Viêm da như: phát ban do nóng, nhiễm nấm, mụn trứng cá

Cách nhận biết liệu trẻ có thừa cân

Dựa vào chỉ số BMI để đo mức độ gầy hay béo của cơ thể con người. Chỉ số trên dựa trên các số liệu về hình dáng, cân nặng và chiều cao của cơ thể.



Hạn chế và giảm béo phì hoặc thừa cân cho trẻ

Nói chuyện chia sẻ nhẹ nhàng cùng trẻ và tuyệt đối không đặt áp lực nên trẻ. Nhẹ nhàng phân tích các tác hại khi mắc bệnh béo phì và luôn đồng hành cùng trẻ. Thêm vào đó, khuyến khích và động viên là điều cần thiết giúp tinh thần trẻ thoải mái và dễ đạt được kết quả.



Cha mẹ cũng nên đăng ký và tập luyện cùng trẻ với các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội, tập yoga,…Thêm vào đó, thói quen ăn uống của cả gia đình cũng nên được cải thiện theo chế độ ăn sạch và lành mạnh.



Cuối tuần, gia đình gia tăng các hoạt động thể chất như đi ngoại khóa, vui chơi cùng các gia đình khác. Đạp xe đạp cũng là một hoạt động mang lại lợi ích cho các gia đình nhỏ

Tạm kết, kết quả của quá trình cải thiện chứng béo phì thành công hay không còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của  con bạn cùng các thành viên khác trong gia đình. Đừng cho trẻ có quá nhiều thời gian chết để xem TV hay chơi điện tử hoặc máy tính bảng.

Nguồn tham khảo:




0 nhận xét:

Đăng nhận xét