Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Hiển thị các bài đăng có nhãn suc-khoe-be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suc-khoe-be. Hiển thị tất cả bài đăng

Các thực phẩm đều có chứa các nguồn dinh dưỡng khác nhau nhưng hôm nay CHĂM SÓC MẸ & BÉ sẽ mách cho các bạn vài SIÊU THỰC PHẨM bổ dưỡng dành cho mọi lứa tuổi. Cùng đón đọc nhé!


Cá hồi


Một thực phẩm chứa hàm lượng lớn Omega 3, bên cạnh đó các chất dinh dưỡng như chất béo, Protein, vitamin B cùng Kali, Selen.
Với các thành phần chứa trong cá hồi mang lại nhiều lợi ích như bổ mắt, sáng da và giảm viêm cùng nhiều công dụng khác. Bên cạnh đó, cá hồi cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường và duy trì cân nặng và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, giá thành cá hồi khá cao và việc khai thác hải sản đang bị lạm dụng có thể cá hồi sẽ bị cạn kiệt trong nay mai.

Quả bơ


Bơ được coi là trái cây có nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất béo lành tính khác.
Cũng có thành phần tương tự dầu oliu, chất béo không hòa tan có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình giảm viêm. Hơn thế, bơ cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Khoai lang


Khoai lang có chứa nhiều nhiều Carotenoids – chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Khoai lang được đánh giá là loại củ có hàm lượng vitamin A và vitamin C, Kali.
Dù khoai lang có vị ngọt nhưng khi được tiêu hóa vào cơ thể thì lượng đường trong máu cũng tăng không đáng kể.

Nấm


Các loại nấm phổ biến như nấm rơm, nấm nút, nấm Portobello hoặc nấm sò. Dù với mỗi loại nấm đều chứa hàm lượng khác nhau nhưng đều có vitamin D và vitamin A, Kali và chất xơ cùng các chất chống oxy hóa.
Ăn nấm lại còn vô cùng bảo vệ môi trường nhé! Bởi nấm được coi là một sản phẩm chất thải của nông nghiệp để trồng như mùn, thân cây mục và rơm.

Rong biển


Rong biển là một thực phẩm phổ biến ở Hàn QUốc và Nhật Bản nhưng nó dần là thực phẩm quen thuộc của các nước trên khắp thế giới nhờ trào lưu Hallyu.
Rong biển là một loại tảo biển chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Rong biển có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Chất dinh dưỡng có trong rong biển bao gồm vitamin K, Folate, Iot và chất xơ.
Rong biển được khai thác từ biển có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hơn thế, rong biển cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim, béo phì và tiểu đường.

Để có một sức khỏe thì chế độ ăn uống chiếm 70% nên các mẹ nên cân nhắc về cải tiến và nâng cấp bữa ăn thêm dinh dưỡng nhé!

Các siêu thực phẩm với giá thành phải chăng nhưng các mẹ nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín. Do lợi nhuận làm mờ mắt nhiều người nên chất lượng sản phẩm không còn được coi trọng nữa.


Máy hút sữa là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình chăm con sau sinh của mỗi bà mẹ bỉm sữa nhưng có thể bạn đang mắc những sai lầm tai hại trong quá trình sử dụng máy hút sữa đó. Nhằm giúp các mẹ phòng tránh và sử dụng máy hút sữa đem lại lợi ích tối đa thì CHĂM SÓC SỨC KHỎE MẸ & BÉ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa nhé!

Máy hút sữa là gì?

Máy hút sữa là dụng cụ được các chuyên gia khuyên dùng trong quá trình nuôi con và cho con bú. Dụng cụ máy hút sữa có tác dụng giúp sữa mẹ về nhiều hơn do cơ thể phát tín hiệu rằng sữa mẹ còn thiếu và cơ thể sẽ tự động điều tiết thêm lượng sữa mẹ để đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ.

Các mẹ bỉm sữa nào nên sử dụng máy hút sữa?


  • -          Mẹ có quá nhiều sữa
  • -          Mẹ mắc chứng tắc tia sữa
  • -          Mẹ phải đi làm không có thời gian chăm sóc bé
  • -          Mẹ có ít sữa hoặc không có sữa
  • -          Mẹ đang có ý định cai sữa và muốn cho bé dần thích nghi
  • -          Mẹ có núm ty tụt vào trong hoặc ty quá to hoặc quá nhỏ
  • -          Mẹ đang sử dụng các loại thuốc chống chỉ định cho con bú

Thêm vào đó, cùng tìm hiểu ngay về ưu điểm và nhược điểm của các loại máy hút sữa:




Máy hút sữa bằng tay


Máy hút sữa bằng máy

Ưu điểm


·         Nhỏ gọn, nhẹ,
·         Thuận tiện trong quá trình di chuyển
·         Thao tác đơn giản khi sử dụng


·         Tự động hút
·         Lực hút mạnh và hút được lượng sữa nhiều
·         Có chức năng massage

Nhược điểm


-          Tay bị mỏi
-          Lượng sữa ít

-          Giá thành cao
-          Sử dụng phức tạp hơn


Những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa


1.       Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Các mẹ thường bỏ qua bước hướng dẫn trước khi sử dụng do quá nhiều chữ và dài dòng nhưng thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay, các mẹ có thể dùng Internet để xem cách hướng dẫn sử dùng máy hút sữa của bất kì hãng nào mà không gây ra cảm giác nhàm chán nữa.

2.        Tư thế đúng khi hút sữa



Quá trình hút ra thường diễn ra ở nhiều lần trong ngày và không thể tránh khỏi có những khung giờ hút sữa là những lúc các mẹ đang ngủ . Các mẹ có thể hút sữa trong các tư thế ngồi ngay ngắn và tâm lý thoải mái sẽ kích thích được nhiều sữa hơn. Các mẹ hạn chế tình trạng căng thẳng mà hãy cùng làm những điều mình yêu thích như làm việc, xem phim, nghe nhạc,…

3.       Sát trùng tuyệt đối dụng cụ và tay


Trước khi tiến hành hút sữa, mẹ nên nhớ  phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và sát trùng dụng cụ vắt sữa cẩn thận trước và sau mỗi lần hút sữa

4.       Massage hỗ trợ kích thích sữa


Kích thích sữa về bằng cách chườm khăn nóng quanh bầu ngực và kết hợp massage nhẹ nhàng giúp cho sữa được điều tiết đều và nhiều hơn.

5.       Kích cỡ phễu chụp núm vú phù hợp


Có thể núm vú của mẹ có kích cỡ quá nhỏ hoặc quá nhỏ so với kích cỡ của phễu chụp núm vú. Do vậy, mẹ nên mua phễu chụp núm vú khác có kích cỡ vừa vặn sao cho đầu núm vú phải nằm ở tâm của ống phễu thì lượng sữa hút được nhiều hơn và đúng kỹ thuật không gây cảm giác đau rát và sưng tấy cho cơ thể mẹ

6.       Bảo quản sữa mẹ sau khi hút sữa

Sữa mẹ sau khi hút có thể sử dụng được ngay hoặc nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nếu sử dụng trong ngày, thậm chí là đủ trên ngăn đông để bảo quản được 6 tháng.






Có 86% trẻ em từ độ tuổi từ 6-8 tuổi mắc các bệnh liên quan đến răng miệng. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh và giúp cha mẹ rút kinh nghiệm để chăm sóc răng sữa cho bé hiệu quả. Cùng Chăm sóc Sức khỏe Mẹ và Bé tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé!

Răng sữa là gì?

Răng sữa hay còn gọi là răng tạm thời, là bộ răng nguyên thủy bắt đầu mọc lên trong quá trình mang thai và dần hình thành và hiện rõ ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Đến một độ tuổi nhất định, răng sẽ rụng đi và thay thế vào là răng vĩnh viễn.
Răng sữa gồm 20 cái ( 10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới ) , răng sẽ mọc đầy đủ trong 24 đến 30 tháng tuổi. Trên mỗi hàm răng gồm có 2 răng cửa, 2 răng nanh, 2 răng cửa bên, 2 răng hàm nhỏ, 2 răng hàm lớn.

Quá trình mọc răng sữa:

Vị trí mọc
Thời gian mọc
Răng cửa trung tâm
6-12 tháng
Răng cửa hai bên
9-16 tháng
Răng hàm đầu tiên
13-19 tháng
Răng nanh
16-23 tháng
Răng hàm thứ hai
22-23 tháng


Tác dụng của răng sữa:

Răng sữa giúp tiêu hóa một cách dễ dàng cho trẻ sau 6 tháng tuổi. Răng sữa góp phần giúp trẻ bổ sung chất dinh dưỡng nhờ vào việc nhai đồ ăn cứng và dai hơn.
Răng sữa cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển xương hàm và giúp trẻ dễ dàng trong quá trình phát âm. Nếu răng sữa bị nhổ quá sớm thì trẻ dễ bị nói ngọng.

Chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý:

Các bậc phụ huynh nên lưu tâm hơn về việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho con trẻ. Đối với từng giai đoạn khác nhau nên có như cách chăm sóc hợp lý phù hợp.
  • Đối với giai đoạn trẻ chưa mọc răng, các mẹ nên lấy một miếng gạc thấm nước muối sinh lý sau đó vệ sinh nướu cho bé. Mỗi ngày thao tác từ 3 – lần, sau mỗi lần bú xong, hãy cho trẻ uống nước lọc để súc miệng. Lưu ý, vệ sinh cả hàm trên lẫn hàm dưới.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng cũng là giai đoạn trẻ dần dần nhận thức được mọi vật xung quanh. Việc bắt chước là một nhu cầu học hỏi của trẻ ở giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý cùng bé tập đánh răng mỗi ngày. 
  • Hãy sắm riêng cho bé một chiếc bàn chải siêu mềm dành cho trẻ em với hình thù ngộ nghĩnh cùng một lọ kem đánh răng mang hương vị trái cây và đặc biệt có thể nuốt được mà không gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu cha mẹ mỗi người có một cái cốc đánh răng và súc miệng cho riêng mình thì đừng ngại ngần, bạn hãy mua cho trẻ một chiếc cốc đánh răng in hình nhân vật họạt hình yêu thích của con bạn. Điều đó mang đến sự độc lập và trưởng thành trong suy nghĩ của trẻ, kết quả trẻ sẽ nghe lời và hăng say thực hiện “ việc của người lớn” là đánh răng mỗi ngày 2 lần.



Tóm lại, bảo vệ và chăm sóc răng đúng cách cho trẻ là bước khởi đầu cho sự phát triển sau này của chính con bạn. Đừng quên cho bé đi kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần. Người xưa đã có câu, “ Cái răng cái tóc là góc con người”, đến tận ngày nay câu nói đó vẫn còn vô cùng đúng đắn. Chúc các mẹ chăm sóc răng miệng cho con mình thành công!

Sản phẩm có thể bạn quan tâm:

- Kem đánh răng dành cho trẻ
- Bàn chải siêu mềm cho trẻ em
- Cốc đánh răng, súc miệng


Rối loạn tiêu hóa gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa của trẻ còn nhiều hạn chế, rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến biếng ăn và chậm tăng cân. Làm thế nào để trẻ tăng cân sau khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là điều mà nhiều mẹ muốn tìm câu trả lời. Các mẹ theo dõi bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé để tham khảo nhé.


Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân do rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa còn non nớt và chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có các dấu hiệu phổ biến như : tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng và thậm chí là biếng ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển phá hoại và tấn công phá huy hệ miễn dịch và tiêu diệt các lợi khuẩn có trong đường ruột của trẻ. 

Đây chính là nguyên nân trẻ biếng ăn không tăng cân, thậm chí không hấp thụ dẫn đến sụt cân nghiêm trọng.



Làm gì để trẻ tăng cân sau rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa rất khó phục hồi nếu thời gian bị bệnh của trẻ bị kéo dài. Để giúp đường ruột của trẻ sau khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ áp dụng các phương pháp sau :

Tạo cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ có những có nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, và tăng sức đề kháng. Tuyệt đối không cho trẻ uống sữa tươi quá sớm (đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi )vì sữa tươi nhiều chất dinh dưỡng khiến bé khó hấp thụ và khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Chế độ ăn uống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, đặc biệt trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, do hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu làm quen với đồ ăn mới. Mẹ chú ý lựa chọn thực phẩm không chỉ an toàn mà còn phải hợp với lứa tuổi của trẻ, để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá tải. Bổ sung nhiều chất xơ thay vì chất đạm.

Sau khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thay vì kiêng khem quá mức mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ sẽ tốt hơn, không chỉ khiến trẻ nhanh phục hồi mà góp phần hỗ trợ trẻ lấy lại cân nặng tốt hơn.

Các thực phẩm giàu hàm lượng probiotics sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như sữa chua hoặc men vi sinh, sẽ giúp cung cấp và bù đắp lại lượng lợi khuẩn trẻ bị mất đi trong quá trình trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Xem thêm tại đây.


Khi mà tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, tránh trường hợp bệnh kéo dài trẻ khó hồi phục .

Các bài viết liên quan:






Trẻ biếng ăn là nỗi lo của nhiều ông bố bà mẹ hiện nay, nhất là với trẻ 3 tuổi - đang ở độ tuổi tập đi tập nói thì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn loay hoay tìm thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn mà không biết tìm ở đâu. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đã lên thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn đầy đủ cho các mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi biếng ăn

  • Trẻ đã được hình thành thói quen từ trước, chỉ thích ăn cháo, hoặc ăn cơm trắng, không thích làm quen với các món ăn mới.
  • Cách chế biến của bố mẹ chưa thật sự hấp dẫn trẻ ăn.
  • Trẻ bị ép ăn nhiều quá, nên không còn hứng thú ăn uống.
  • Trẻ đang giai đoạn mọc răng nên thời kỳ mọc răng trẻ có thể biếng ăn, không muốn ăn, sau giai đoạn mọc răng trẻ lại có hứng thú ăn uống như thường.
  • Trẻ có thói quen ăn vặt trước bữa ăn, nên đến bữa ăn trẻ có cảm giác ngang dạ, không còn muốn ăn cơm cùng gia đình nữa.
  • Trẻ bắt chước thói quen ăn uống của người lớn. Nếu trong bữa ăn, trong gia đình có người bỏ bữa, không bao giờ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày hoặc vừa ăn vừa mải đọc báo, xem tivi …. nhiều khả năng trẻ sẽ bắt trước thói quen ăn uống này.
  • Ngoài ra, nếu trẻ bị mắc một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như đau họng, đau bụng, hoặc đầy bụng trẻ cũng không còn muốn ăn, bỏ bữa.

Thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn


Chăm sóc trẻ 3 tuổi biếng ăn

Việc chăm sóc trẻ không bao giờ là dễ dàng cả, đặc biệt với trẻ biếng ăn, trẻ không chịu ăn. Các bậc phụ huynh cần hết sức tinh tế, nhẹ nhàng và kiên trì theo từng giai đoạn phát triển của trẻ khi kết hợp cùng với thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn. Dưới đây là một số lời khuyên khi chăm sóc trẻ 3 tuổi biếng ăn.

Những điều nên làm

  • Điều chỉnh để trẻ quen dần với 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày.
  • Không để trẻ ăn vặt gây ảnh hưởng đến giờ ăn của các bữa sau.
  • Chuẩn bị nhiều loại thức ăn, những loại mà bé thích, bé đang tập làm quen và bé không thích. Có thể sẽ mất thời gian và công sức một chút đối với những món mà bé không thích nhưng các mẹ hãy kiên nhẫn nhé, càng đa dạng thực phẩm, cơ thể bé sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Cho trẻ tự chủ với thìa bát, và các món ăn của mình để tạo hứng thú cho trẻ trong bữa ăn. Với trẻ nhỏ chưa biết xúc cơm, mẹ có thể cho trẻ một cái bát và thìa nhỏ để trẻ có thể bắt chước mẹ xúc cơm. Như thế vừa tạo cơ hội cho trẻ tập xúc ăn vừa tăng tính tự lập cho trẻ.
  • Lặp đi lặp lại các thói quen hàng ngày. Ví dụ, tới giờ ăn thì tắt ti vi, tới giờ ăn cơm là ngừng chơi và lên ghế. Nếu trẻ tỏ vẻ chưa hứng thú với bữa ăn, các mẹ có thể kích thích dịch vị cho trẻ bằng cách cho trẻ nhấm nháp 1 vài cọng rau hoặc một ít thức ăn mà trẻ rất thích.

Những điều không nên làm

  • Không nên bắt trẻ phải ăn hết khẩu phần ăn của mình.
  • Không nên dùng kẹo, bánh, kem để dụ trẻ ăn hết khẩu phần trong thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn.
  • Không nên khuyến khích trẻ ăn bằng việc xem tivi.
  • Không nên làm trẻ sao lãng để được ăn nhiều hơn. Ví dụ cho trẻ vừa đi rong vừa ăn, như vậy sẽ tạo cho trẻ một thông điệp rằng nếu trẻ không ăn sẽ có nhiều trò thú vị để xem, vậy thì bé sẽ có lý do để không tự giác trong bữa ăn nữa.
  • Không vừa chạy theo trẻ vừa xúc ăn: Bởi vì khi trẻ thực sự đói, trẻ sẽ ngồi yên để bạn xúc. Nhưng khi trẻ đã no hoặc khi trẻ đã chán ăn, trẻ thường chạy đi chỗ khác. Do đó, bạn không nên chạy theo trẻ để đút cho trẻ ăn. Bạn cần ngừng lại, và nói cho trẻ biết nếu trẻ muốn tiếp tục ăn thì cần ngồi 1 chỗ. Và sau đó để trẻ tự quyết định có ăn tiếp hay không, nếu trẻ đói, trẻ sẽ ăn ngon hơn vào bữa sau mà mẹ thực hiện theo thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn.

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Chân tay miệng được xếp vào bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus đường ruột gây ra. Phần lớn lành tính và tự khỏi ở nhà, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị cũng sẽ để lại hậu quả rất lớn. Bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cơ bản về cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ mẹ theo dõi nhé.


1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ và những điều mẹ cần biết.

Trẻ bị chân tay miệng nguyên nhân chủ yếu coxsackie virut nhóm A16 ( CA16), A10( CA10), và enterovirus ( EV71). Nếu trẻ bị bệnh do EV71, gây bùng phát dịch rất nhanh có thể gây tử vong cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu trẻ bị chân  tay miệng.

Rất nhiều bố mẹ nhầm lẫn giữa bệnh chân tay miệng và phổng rạ,tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau mà mức độ nguy hiểm cũng vì thế mà khác nhau. Một số biểu hiện có thể thấy và rõ nét nhất khi trẻ bị chân tay miệng bao gồm:
  • Trẻ lên cơn sốt : Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc nặng tùy thể trạng bệnh và giai đoạn bệnh. Khi trẻ bị sốt cao và không có hạ là dấu hiệu nguy hiểm.
  • Da của trẻ xuất hiện những vết tổn thương : dát đỏ, mụn nước xuất hiện nhiều ở các vị trí như họng, quanh miệng, long bàn tay. Long abnf chân, đầu gối…
  • Để chắc chắn trẻ có bị bệnh hay không, khi thấy các dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các trung tâm y tế.

2. Phân loại bệnh theo mức độ nặng.

Để có cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ tốt hơn mẹ nên hiểu rõ về tình trạng bệnh của trẻ để có những phương pháp điều trị hợp lý.

Khi trẻ bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu trẻ có xuất hiện những tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà, vì môi trường trong bệnh viện có thể khiến tình trạng của trẻ bị chân tay miệng nặng hơn. Tuy nhiên người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện bệnh chuyển biến nặng để đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Khi bệnh đã nặng và cần nhập viện.

  • Trẻ có dấu hiệu sốt liên tục không thể giảm.
  • Trẻ mệt mỏi uể oải, ngủ nhiều chơi ít và lơ mơ..
  • Trẻ hay giật mình, vã mồ hôi nhiều, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, bất thường. Chân tay có thể bị run, đi đứng loạng choạng, không vững.

3. Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Bệnh chân tay miệng gây ra do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị cũng như vacxin phòng ngừa, nên khi trẻ bị chân tay miệng việc da bé bị tổn thương, khiến trẻ kém ăn hạ đường huyết, mẹ nên thực hiện các biện pháp khắc phục sau:
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0.9 %, kamistad…
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng nhưng vẫn đủ chất như : cháo loãng, sữa..
  • Vệ sinh da cẩn thận cho trẻ tránh bội nhiễm vi khuẩn : tắm cho trẻ từ các loại lá tự nhiên có tính sát khuẩn như : nước là chè, lá chân vịt. mẹ dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau tắm.
  • Các phòng  ngừa bệnh chân tay miệng cho trẻ.
  • Hiện nay chưa có vacxin  bệnh chân tay miệng cho trẻ. Vì thể bố mẹ phải chủ động phòng bệnh cho con.
  • Rửa tay thường xuyên cho con dưới vòi nước nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách phòng tránh trẻ bị chân tay miệng tốt nhất.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống :ăn chín uống sôi, đảm bảo lượng nước sử dụng hằng ngày. Thức ăn của trẻ nên đảm bảo chất khoáng, dưỡng chất và vitamin cho bé để tăng sức đề kháng.
  • Thường xuyên lau dọn các bề mặt hoặc dụng cụ đồ chơi trẻ tiếp xúc hằng ngày để giữ vệ sinh cho con.
  • Trẻ bị chân tay miệng có thể lay qua người bị bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh.
  • Cách li trẻ tại nhà, cho trẻ nghỉ học để tránh bệnh lây lan. Đặc biệt không nên cho trẻ ở chỗ lâu những nơi đông người và khu công cộng.
Các bài viết liên quan:


Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của việc trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu đã bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân mà bố mẹ không hề hay biết. Việc trẻ đi ngoài nhiều lần khiến bé khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, làm bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thì phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.


Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

Để nhận biết được trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày hay không, nó có nhiều hơn những ngày bình thường hay không? Trước hết các bậc phụ huynh cần biết được tùy ở từng tháng tuổi, đi đại tiện hay tiểu tiện đều có một mức được xem như tiêu chuẩn:


Nếu bé đi quá nhiều so với ngày bình thường hay có kèm thêm những triệu chứng như phân có mùi tanh, có bọt, có chất nhầy... thì thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Mẹ cần lưu tâm nếu bé xuất hiện những biểu hiện trên kèm sút cân, bỏ bú,... rất có khả năng bé đang gặp vấn đề về đường ruột. 

Cơ chế chung khi hệ tiêu hóa của con người bị ảnh hưởng là mất cân bằng giữa hệ vi sinh vật có lợi và hệ vi sinh vật có hại trong đường ruột. Dù là trẻ sơ sinh hay người lớn thì đều ảnh hưởng không tốt khi bị mất cân bằng trong hệ tiêu hóa. 


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:


  • Trẻ đi ngoài do mọc răng: Cũng có một số trường hợp bé đi ngoài nhiều lần do mọc răng, về điều này thì lại là bình thường trong quá trình phát triển của bé. Đến giai đoạn mọc răng, trong khoang miệng của trẻ sẽ tiết ra một loại enzym đặc biệt. Loại enzym này kết hợp với nước bọt thông thường khi bé nuốt phải sẽ khiến bé bị đi ngoài. Khi bị đi ngoài do mọc răng, bé sẽ có dấu hiệu không khác gì nhiều so với tiêu chảy thông thường. Một ngày bé có thể đi ngoài 4 -5 lần, nhưng không nhầy, không bọt. Khi bé bị đi ngoài do mọc răng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường mà không quấy khóc.
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên bệnh này rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tiêu chảy cấp ở trẻ có thể gây tử vong do mất nước, mất muối nhiều ngoài ra còn gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do rối loạn tiêu hóa: Bé bị rối loạn tiêu hóa vì các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm trong khi hệ tiêu hóa chưa thực sự phát triển. Với những bé trên 6 tháng tuổi, khi bé ăn uống thất thường, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn linh tinh không đủ chất sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh là một trong những cách đơn giản để khắc phục tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Mẹ chú ý chọn các loại men vi sinh chất lượng và đảm bảo cho con uống. Một số loại vi khuẩn có lợi được Tổ chức y tế khuyên dùng như Bacillus, Lactobacillus, các chủng nấm men thuộc họ accharomycetaceae…


Không cho bé dùng đường

Khi bé bị đi ngoài thì chắc chắn mẹ cần tránh các chất lỏng có vị ngọt bao gồm cả trà gừng, nước đường và nước trái cây pha loãng. Tất cả những loại thức uống chứa đường sẽ làm nước rút vào ruột và khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe bé vì nó cung cấp các chất vitamin cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài thì mẹ hãy chữa khỏi cho bé rồi bổ sung cho bé sau nha.


Cho bé ăn uống đủ chất

Nếu bé đã ăn dặm, cho bé tiếp tục ăn như bình thường, miễn sao cân bằng các chất dinh dưỡng đầy đủ để khôi phục các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó quá trình mẹ chuẩn bị đồ ăn cho bé cũng vô cùng quan trọng vì nếu thực phẩm không được chế biến kỹ thì sẽ mang những vi khuẩn vào hệ tiêu hóa non yếu của bé.


Những lưu ý trong giai đoạn trẻ bị đi ngoài nhiều lần

  • Chúng ta cần cho trẻ nhỏ ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, tốt nhất là nên chia nhỏ các bữa ăn và nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng trẻ bị mất nước dẫn tới suy kiệt.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, bị tiêu chảy thì cần sử dụng thêm nước bù chất điện giải Oresol pha theo tỷ lệ như hướng dẫn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy hay chống nôn cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sỹ. Việc làm này là vô cùng nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ sau này.
Nhìn chung, các bậc cha mẹ cần có một sự quan tâm nhất thiết đối với con trẻ, nhất là lúc con đang còn nhỏ để có thể bảo vệ tốt nhất cho con của mình. 

Hãy chăm sóc trẻ một cách chu đáo, để trẻ có thể được phát triển toàn diện nhất.


















Con mắc bệnh là nỗi lo không của riêng ai, đặc biệt là trẻ sơ sinh  vì hệ đề kháng của các bé còn nhiều hạn chế, trong đó kể đến bệnh tiêu chảy. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Bài viết của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ mách mẹ một số lưu ý. Các mẹ tham khảo nhé.


1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Sau khi chào đời trẻ sơ sinh hoàn toàn được sống một môi trường sống khác, không còn vô trùng và được an toàn như  sống trong bụng mẹ, vì thế việc trẻ sơ sinh mắc bệnh như nhiễm khuẩn, và tiêu chảy là rất dễ. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh được thống kê như :
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Đây được coi là nguyên nhân chính và phổ biến nhất. Trẻ có thể bị nhiễm virus và nhiễm khuẩn đường ruột. Một số khác trẻ bị tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày.
  • Do trẻ bi dị ứng thực phẩm: Với nguyên nhân này, mẹ nên chú ý đến nguồn thực phẩm để đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho bé. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, đặc biệt  trong quá trình trẻ bắt đầu ăn dặm. 
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thông thường.

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ , chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng, mẹ theo dõi bài viết dưới đây để chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy một cách tốt nhất nhé. 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và đang bú mẹ

 Lúc này nguồn sữa cung cấp hằng ngày cho trẻ là rất quan trọng, mẹ tăng cường số lần bú trong ngày lên cho trẻ kể cả đối với trẻ uống sữa công thức. Trong thời gian này, mẹ cũng chú ý đến thực phẩm mình ăn hằng ngày để sữa của mẹ đảm bảo chất lượng.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi

 Đây là khoảng thời gian trẻ có thể bị tiêu chảy nhiều hơn và khiến các mẹ hoang mang. Do đây là thời gian đầu trẻ tập làm quen với ăn dặm và thức ăn mới, nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trong thời gian này là không còn xa lạ. Mẹ chú ý nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu hóa như khoai tây, bột mì… các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, trứng sữa…mẹ cũng có thể kết hợp với dầu để tăng năng lượng cho trẻ.

Đối với trẻ ăn dặm

Mẹ cũng nên chú ý rất nhiều đến chế độ ăn của trẻ trong độ tuổi này. Thức ăn chế biến cho trẻ cần được lựa chọn cẩn thận, vì đường ruột của trẻ  còn nhiều hạn chế nên mẹ phải lựa chọn và kết hợp các thực phẩm để trẻ không bị nặng hơn. Thức ăn cho trẻ cũng cần được nấu chín.
Ở tuổi này ngoài bổ sung dinh dưỡng qua nguồn thức ăn mẹ cũng nên bổ sung thêm nước cho trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài và không có chiều hướng dừng lại mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp cấp cứu kịp thơi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Chắc hẳn điều này các mẹ đã nghĩ nhiều đến,tuy nhiên chưa được thực hiện nhiều. Đối với các bệnh về đường ruột của trẻ nhất là đối với trẻ sơ sinh ngoài việc chú ý thực đơn hằng ngày, mẹ cũng nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ. Các chuyên gia nghiên cứu rất khuyến khích điều này. Men vi sinh là sản phẩn rất tốt bổ sung hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, các lợi khuẩn từ mne vi sinh sẽ ức chế hoạt động của các hại khuẩn gây bệnh cho hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 
Mẹ có thể quan tâm men vi sinh brauer: http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html

Các bài viết liên quan. 






Thị trường men vi sinh khá phong phú ở nước ta hiện nay, làm các mẹ hoang mang không biết nên chọn sản phẩm nào là tốt cho bé. Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ gợi ý cho mẹ một số Tiêu chí chọn men vi sinh tốt cho bé, mẹ  tham khảo để biết xem mình mua đúng sản phẩm cho bé chưa nhé.

1. Vai trò của men vi sinh mẹ không thể bỏ qua.

Trẻ nhỏ, sức đề kháng của các bé còn nhiều hạn chế, trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe của bé, tuy nhiên, không nhiều các sản phẩm sử dụng được lâu dài và không để lại ảnh hưởng  đến sức khỏe của bé giống như men vi sinh. Men vi sinh được rất nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn, các sản phẩm men vi sinh tốt cho bé sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả, được kể đến như:
  • Men vi sinh cung cấp hàm lượng lớn các lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ tiêu hóa của trẻ. Tỷ lệ lợi khuẩn trong dạ dày của bé là 85%, hại khuẩn là 15%, khi tỷ lệ này thay đổi sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột. Men vi sinh sẽ giữ ổn định tỷ lệ này, giúp tăng sức đề kháng đường ruột cho bé.
  • Các lợi khuẩn probiotics sẽ bám vào thành dạ dày ngoài khả năng bảo vệ, chúng còn ức chế các hoạt động của hại khuẩn gây ra các bệnh về đường ruột như: tiêu chảy, biếng ăn, táo bón, chướng bụng…
  • Chứng bất dung nạp đường Lastores có trong sữa công thức cũng được cải thiện nhờ các lợi khuẩn trong men vi sinh.
  • Một sản phẩm men vi sinh tốt ngoài các lợi khuẩn, còn hỗ trợ bổ sung các vitamin, acid amin và khoáng chất cho cơ thể trẻ. 

2. Đối tượng trẻ nên được bổ sung men vi sinh.

Men vi sinh có thể được dùng cho hầu hết các bé, các trường hợp dưới dây được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung, mẹ chú ý nhé.
  • Bổ sung cho các bé đang sử dụng thuốc kháng sinh để bổ sung lượng lợi khuẩn đã bị thuốc kháng sinh tiêu diệt.
  • Các bé gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột dẫn đến các triệu chứng như đi ngoài phân sống, và các bệnh đã kể trên.
  • Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng  cũng là những đối tượng trẻ cần được bổ sung men vi sinh.

    Xem thêm tại đây

3. Tiêu chí chọn men vi sinh cho bé.

Sản phẩm men vi sinh tốt hiển nhiên sẽ mang lại hiệu quả tốt cho bé.  Vì thế việc chọ mua men vi sinh là rất quan trọng, men vi sinh tốt cho bé sẽ bao gồm các đặc điểm sau:
  • Men vi sinh tốt ngoài thành phần là probiotics còn có cả prebiotics là môi trường để probiotics hoạt động tốt hơn.
  • Hàm lượng lợi khuẩn phải đạt từ 108 CTU trở lên để đảm bảo số lượng lợi khuẩn đi đến ruột đủ.
  • Ngoài các lợi khuẩn cần có, thì men vi sinh cũng phải được bổ sung thêm các vitamin, acid amin và khoáng chất.
  • Men vi sinh phải được sản xuất theo công nghệ kép để bảo vệ các probiotics đi qua 2 môi trường khắc nghiệt là dịch mật và axit trong dạ dày an toàn.
  • Các men vi sinh tốt cho bé, nên là các sản phẩm của các công ty,nhà phân phối uy tín và đảm bảo chất lượng, được các chuyên gia kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ ngay từ khi còn bé sẽ giúp bé lớn khôn khỏe mạnh hơn.
Các bài viết liên quan: