Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

0
Gần đây, ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều các mẹ quan tâm cho bé yêu bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với một thực đơn khoa học để giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đáp ứng tối đa yêu cầu về thể chất và trí tuệ cho bé. Hãy cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật nhé!

Yêu cầu của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật



Thực đơn ăn dặm dành cho bé của các bà mẹ Nhật chú trọng nhiều tới chế độ ăn, phương pháp thực hiện cũng như đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng một cách tối đa. Đối với các bé 6 tháng tuổi, tối đa một ngày bé chỉ nên ăn 2 bữa dặm. Thời gian còn lại, bé cần được chăm sóc bởi nguồn sữa mẹ (hoặc sữa công thức nếu mẹ không có sữa).

Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thì cháo hoặc súp bao giờ cũng là thực đơn chính. Từ thực đơn này, mẹ sẽ kết hợp với các loại nguyên liệu khác dựa trên các thông số dưỡng chất mà bé cần để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Những loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn phát triển này như muối, các thực phẩm dễ dị ứng… cũng được hạn chế một cách tối đa trong thực đơn.

Những thông số cơ bản khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 

  • Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, thêm 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
  • Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
  • Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi


Tại thời điểm này, các mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và trứng 2/3 lòng đỏ.



  • Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml), rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường. Bước sang giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường
  • Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.
  • Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.
  • Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật


Những sai lầm cần tránh khi cho con ăn dặm của ThS. BS. Lê Thị Hải / Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia.


  • Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
  • Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
  • Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
  • Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
  • Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm kiểu Nhật của con. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
  • Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có)
Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét