Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Trẻ đái dầm là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, chứng này thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi nhưng có khoảng 15% đến 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này, thậm chí có những trẻ ở độ tuổi từ 10 – 15 tuổi vẫn còn bị đái dầm. Hôm nay Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ chỉ ra các nguyên nhân và cách khắc phục trẻ đái dầm về đêm cho các bậc cha mẹ nhé!

Nguyên nhân gây ra trẻ đái dầm

Theo Bác sỹ chuyên khoa II Vũ Thị Lừu, Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa, Bệnh viện E, bệnh đái dầm là tình trạng tiểu không tự chủ trong lúc ngủ. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em mà nguyên nhân chính là do cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh thực vật chưa điều khiển được chức năng chế ước của bàng quang khi bàng quang chứa nước tiểu.

Do di truyền

Nghiên cứu cho thấy đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ trẻ đái dầm sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm. Với đái dầm tiên phát, hầu như bao giờ cũng tìm được một người họ hàng từng mắc chứng này.

Giảm dung tích bàng quang

Dung tích bàng quang ở trẻ đái dầm thường thấp hơn bạn bè cùng trang lứa. Ban ngày, trẻ có bàng quang nhỏ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi phải chạy vội vào nhà vệ sinh để tránh sự cố. Khi ngủ, khả năng giữ nước tiểu suốt đêm của những trẻ này cũng thấp hơn. 

Điều đáng ngạc nhiên là khi gây mê để kiểm tra, người ta thấy bàng quang của các bé này có kích thước hoàn toàn bình thường. Điều này có nghĩa là bàng quang không hề nhỏ về mặt giải phẫu, nhưng trẻ có cảm giác bàng quang đầy trước khi túi này đầy thực sự. Thuật ngữ y học dùng cho trường hợp này là giảm dung tích chức năng.

Tăng sản xuất nước tiểu về đêm

Ban đêm não sản xuất một loại hoóc môn gọi là vasopressin, có tác dụng tăng tái hấp thu nước vào dòng máu, nhờ đó giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận. Giảm sản xuất nước tiểu về đêm cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu. Tuy các nghiên cứu trong lĩnh vực này còn chưa thống nhất, có vẻ như một số trẻ đái dầm vì không sản xuất đủ hoóc môn này.


Không thể tỉnh giấc

Suốt thời gian dài, người ta cho rằng trẻ đái dầm khi đang chìm trong giai đoạn ngủ sâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ có thể đái dầm trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số trẻ không đáp ứng với các tín hiệu bên trong cơ thể khi ngủ: trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.

Các yếu tố tâm lý

Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát sau những căng thẳng đáng kể như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng tình dục. Đái dầm thường mất đi khi rắc rối tâm lý được xử lý. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng rắc rối tâm lý không gây ra trẻ đái dầm tiên phát.

Cách chữa trẻ đái dầm hiệu quả

Mặc dù gần như chắc chắn các bé sẽ ngừng đái dầm khi lớn nhưng phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị để cải thiện tình hình trên.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu


Phá cố chỉ 4-12g, thố ty tử (hạt tơ hồng) 2-8g, đảng sâm 4-12g, ích trí nhân 2-8g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g.

Nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Củ mài 

4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch.

Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

Màng mề gà sao vàng, tán bột.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.

Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng.

Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.

Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được.

Có khi người ta sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

Dế mèn đen


Nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm cho uống.

Trẻ ít tuổi uống một con, mỗi ngày tăng thêm một con. Theo kinh nghiệm thường uống tới 11 con thì khỏi.

Bong bóng lợn

1 cái, rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn xắt nhỏ.

Tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.

Gan gà trống và nhục quế

Hai thứ lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh.

Mỗi lần cho uống 5-15 viên tùy tuổi, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.

Ngoài ra, người ta còn đục quả trứng gà và bỏ vào một ít tiêu sọ, sau đó hấp cách thủy để trị trẻ đái dầm hiệu quả.

Hy vọng những bài thuốc dân gian trên đây sẽ cải thiện tình hình trẻ đái dầm để tránh được những ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bé.
Bố mẹ nào cũng muốn bé yêu của mình được chăm sóc nâng niu tuyệt vời nhất. Nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng làm tốt được điều đó khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Có những sai lầm mà ngay cả các mẹ cũng không biết, vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Hãy cùng https://suckhoemevabemoingay.blogspot.com/ tìm hiểu những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhé!

Để trẻ sơ sinh ngủ qua đêm

Rất nhiều bố mẹ khi đưa bé từ viện về nhà đã hồ hởi “khoe” rằng con mình ngủ liền mạch cả đêm. Đây được coi là một trong những sai lầm đầu tiên khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Dù vậy, cơ thể trẻ bình thường vẫn cần ăn trong vòng từ 2-3 giờ mỗi lần, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên. Ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Hơn nữa, say giấc quá lâu sẽ khiến trẻ bị mất nước. Cha mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng một lần vào ban đêm.


Vậy đâu là thời gian thích hợp để trẻ ngủ xuyên đêm? Để tránh một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các bạn lưu ý thời gian và lịch ngủ của trẻ sơ sinh không giống nhau. Do đó, nếu theo dõi qua 2 tuần đầu con tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể tận hưởng giấc ngủ của chính mình mà không cần đánh thức con dậy.

Không cho con ăn theo nhu cầu

Rất nhiều bà mẹ mới sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc nên quyết định bắt buộc cho con ti theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: “Trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng. Chúng tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn”. Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh. Miễn là con ăn không quá 4 tiếng một lần, mẹ nên để con tự quyết định lịch ăn của mình. Một trong những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh này mẹ nên nhớ nhé.

Nếu bế con lúc khóc sẽ làm trẻ hư

Đây là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nghiêm trọng. Quan điểm tưởng như vô cùng đúng đắn này hóa ra đã lại “lỗi thời”. Trên thực tế, khi trẻ trên 4 tháng tuổi, con rất ít khi khóc không lý do. Nếu khi con khóc mẹ không vỗ về, lâu dần đúng là con sẽ không khóc nữa. Tuy nhiên khi đó, ta đã gián tiếp tạo một “lỗ hổng” trong tâm hồn trẻ.


Bế và ôm ấp dỗ dành khi con khóc sẽ giúp con hiểu được cha mẹ vẫn đang ở bên cạnh mình, từ đó tăng cường tình cảm, mối dây liên kết giữa cha mẹ và con.

Lơ là vệ sinh răng miệng cho bé

Trẻ sơ sinh không có răng nên không cần chăm sóc? Thực tế không như vậy. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thói quen vệ sinh răng miệng cho bé. Với trẻ ti sữa công thức, mẹ cần thường xuyên đánh lưỡi cho con với nước muối hàng ngày. Những tưa lưỡi đóng cặn ngày qua ngày có thể làm trẻ đau, chán ăn và hôi miệng.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung flo đầy đủ cho con. Flo là thành phần quan trọng trong cấu tạo răng, giúp răng chắc khỏe. Muốn con mọc răng sớm, mẹ nên chú ý bổ sung flo cho con hàng ngày. Flo thường có trong nước lọc hàng ngày con uống.

Cho trẻ nghe nhạc để kích thích trí thông minh

Âm nhạc có thể làm trẻ cảm thấy thoải mái, dỗ dành con nín khóc nhưng hiện chưa hề có một nghiên cứu cụ thể nào kết luận rằng nghe nhạc sẽ làm con bạn thông minh hơn.


Thực tế, mẹ chỉ nên cho con nghe nhạc không quá 15 phút, mỗi ngày không quá 3 lần. Nghe nhạc liên tục sẽ khiến trẻ không tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó sinh chậm nói, lười nói chuyện.

Tránh ánh nắng

Nhiều người cứ nghĩ là trẻ sơ sinh mắt còn yếu, không nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng trẻ dễ bị quáng mắt. Thực sự thì ánh sáng mặt trời rất tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh, ánh nắng làm tăng khả năng tổng hợp vitamin D cung cấp canxi cho trẻ. Thiếu vitamin D trẻ dễ khóc đêm, giật mình, thiếu ngủ, còi xương.

Ngoài ra khi không tiếp xúc với ánh sáng, mắt trẻ sẽ không có cơ hội được nhìn thế giới bên ngoài. Càng để lâu mắt trẻ sẽ thiếu độ tinh nhạy. Trong phòng tối bạn cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.

Trên đây là những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu các bà mẹ nào đang mắc phải những sai lầm trên hãy điều chỉnh lại cho đúng để bé phát triển tốt nhất nhé.

Trẻ phát triển khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của bất cứ cha mẹ nào. Sức khỏe của trẻ ổn định từ nhỏ sẽ là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Một kế hoạch dinh dưỡng hợp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên một tuổi  là điều mẹ nên cần để bổ sung cho trẻ. Các mẹ theo dõi bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé. 



 Sau 6 tháng hoàn toàn được bú mẹ, bé bắt đầu bước vào quá trình mới – ăn dặm để tiếp nhận thêm các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Cho đến khi trẻ hơn 1 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ lại thay đổi, chuyển từ chế độ ăn riêng sang chế độ ăn cùng gia đình. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên 1 tuổi cần phải có.

Bổ sung năng lượng cho trẻ.

Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu cần năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, trung bình 110 calo/kg. Cùng với đó thức ăn bổ sung cho trẻ phải có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng phải phù hợp với cấu trục của hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Những năng lượng cần thiết để cung cấp cho trẻ hằng ngày gồm có : tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng…


Bổ sung vitamin cho trẻ.

Vitamin quan trọng với trẻ ở bất kì giai đoạn nào. Hai loại vitamin cho bé quan trọng nhất ở lứa tuổi này là vitamin A và vitamin C, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ, quá trình tạo máu được diễn ra thuân lợi hơn khi được cả 2 vitamin này giúp sức. Vì thế Vitamin C và E nằm trong nhóm nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên 1 tuổi không thể thiếu.
Các loại rau quả, trứng gan, chứa nhiều hai thành phần này nhất. Bên cạnh đó các vitamin khác như vitamin D, K, E … cũng nên được bổ sung đầy đủ và thường xuyên.


Bổ sung các loại chất khoáng cho trẻ.

Chất khoáng và các yếu tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển bền vững của xương, răng và máu. Các chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng cần được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày của trẻ : Canxi, Photpho, Sắt, Magie…
Trẻ cần được cung cấp 400 đến 500 gam Canxi và 6-7 mg sắt mỗi ngày quát trình phát triển và hoạt động của các cơ quan được diễn ra suôn sẻ. Canxi có nhiều trong các loại thủy sản như tôm, cua, cá.. trong khi sắt có nhiều trong nội tạng như gan, đỗ và rau xanh… các loại lương thực và ngũ cốc chứa rất nhiều photpho.


Bổ sung nước hằng ngày cho trẻ.

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần cung cấp đủ nước hằng ngày. Nước là một trong các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên 1 tuổi không được bỏ qua. Nước là phần thiết yếu trong cơ thể, chiếm đến 70%. Nước sẽ giúp cho các bộ máy cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, cho trẻ cảm giác luôn khỏe mạnh và sảng khoái. Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài được bú sữa mẹ hằng ngày trẻ đã có thể được bổ sung thêm nước, thậm chí là các loại nước từ hoa quả giàu vitamin nên được bổ sung. Đặc biệt khi thời tiết nóng mẹ nên tăng lượng nước cho trẻ nhé. 



Các bài viết liên quan:



Trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta hiện nay ngày một gia tăng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ bị suy dinh dưỡng không những làm chậm và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến bố mẹ lo lắng. Để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất, mẹ không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé để biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng


Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng do đâu ?

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 3 năm đầu đời là khoảng thời gian trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất, và nếu không cải thiện tình hình sẽ để lại nhiều hệ quả không tốt về sau. Các nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng như là :
  • Chế độ ăn hằng ngày chưa đủ chất dinh dưỡng, xảy ra nhiều ở các trẻ phải cai sữa sớm hoặc chế độ ăn dặm không hợp lý. 
  • Trẻ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng. 
  • Trẻ sinh non và không được bổ sung sữa mẹ từ đầu cũng có nguy cơ cao có thể bị suy dinh dưỡng. 



Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ nhận thấy rõ nhất.


Bé chậm tăng cân

Cân nặng chính là chỉ số đầu tiên cho thấy sự phát triển thể chất của con. Trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con nên đã không phát hiện kịp thời hoặc đã lơ là việc con bị đứng cân. 
Để có thể theo dõi được chính xác mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn. 
Suy dinh dưỡng về cân nặng nếu phát hiện điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi và phát triển tốt, nếu không phát hiện dể lâu trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến chiều cao, sẽ khó điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài. 

Bé chậm phát triển về thể chất 

Bên cạnh việc theo dõi cân nặng hàng tháng mẹ cũng cần theo dõi cả sự phát triển về chiều cao của bé. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình và có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Không chỉ vậy, mẹ còn cần theo dõi các mốc phát triển vận động của con vào các thời điểm: lật, ngồi, đi đứng, nói… có phù hợp với lứa tuổi hay không. 

Bé có biểu hiện mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt 

Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để đưa ra cách kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng. 



Mẹ cần làm gì để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng

Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:

  • Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ, xem trẻ có ăn hết suất ăn hay không và bé có ăn đủ bữa mỗi ngày hay không. 
  • Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như: da nhợt nhạt xanh xao, cơ nhão, chậm mọc răng,rụng tóc vùng chẩm hay không 
  • Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi… có đúng với lứa tuổi). 
  • Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao hoặc tại nhà hàng tháng để theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ. 
  • Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không. 
  • Việc phát hiện sớm tình trạng trẻ suy dinh dưỡng và điều trị đúng nguyên nhân ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể trang bị thêm cho mình kiến thức vào cuốn sổ kinh nghiệm chăm sóc con để con phát triển khỏe mạnh. 


Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất trong thực phầm hằng ngày để cung cấp cho sự hoạt động của cả cơ thể. Để làm được điều này, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều mà các mẹ muốn hướng tới. Bổ sung men vi sinh cho trẻ giúp tăng sức đề kháng. Kích thích đường ruột, giúp trẻ ăn ngon, kết hợp với các biện pháp trên, sẽ giúp trẻ tăng cân đều, việc bổ sung men vi sinh từ sớm cho trẻ còn giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế được nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng. 

Các bài viết liên quan :







Trẻ biếng ăn là nỗi lo của nhiều ông bố bà mẹ hiện nay, nhất là với trẻ 3 tuổi - đang ở độ tuổi tập đi tập nói thì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn loay hoay tìm thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn mà không biết tìm ở đâu. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đã lên thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn đầy đủ cho các mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi biếng ăn

  • Trẻ đã được hình thành thói quen từ trước, chỉ thích ăn cháo, hoặc ăn cơm trắng, không thích làm quen với các món ăn mới.
  • Cách chế biến của bố mẹ chưa thật sự hấp dẫn trẻ ăn.
  • Trẻ bị ép ăn nhiều quá, nên không còn hứng thú ăn uống.
  • Trẻ đang giai đoạn mọc răng nên thời kỳ mọc răng trẻ có thể biếng ăn, không muốn ăn, sau giai đoạn mọc răng trẻ lại có hứng thú ăn uống như thường.
  • Trẻ có thói quen ăn vặt trước bữa ăn, nên đến bữa ăn trẻ có cảm giác ngang dạ, không còn muốn ăn cơm cùng gia đình nữa.
  • Trẻ bắt chước thói quen ăn uống của người lớn. Nếu trong bữa ăn, trong gia đình có người bỏ bữa, không bao giờ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày hoặc vừa ăn vừa mải đọc báo, xem tivi …. nhiều khả năng trẻ sẽ bắt trước thói quen ăn uống này.
  • Ngoài ra, nếu trẻ bị mắc một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như đau họng, đau bụng, hoặc đầy bụng trẻ cũng không còn muốn ăn, bỏ bữa.

Thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn


Chăm sóc trẻ 3 tuổi biếng ăn

Việc chăm sóc trẻ không bao giờ là dễ dàng cả, đặc biệt với trẻ biếng ăn, trẻ không chịu ăn. Các bậc phụ huynh cần hết sức tinh tế, nhẹ nhàng và kiên trì theo từng giai đoạn phát triển của trẻ khi kết hợp cùng với thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn. Dưới đây là một số lời khuyên khi chăm sóc trẻ 3 tuổi biếng ăn.

Những điều nên làm

  • Điều chỉnh để trẻ quen dần với 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày.
  • Không để trẻ ăn vặt gây ảnh hưởng đến giờ ăn của các bữa sau.
  • Chuẩn bị nhiều loại thức ăn, những loại mà bé thích, bé đang tập làm quen và bé không thích. Có thể sẽ mất thời gian và công sức một chút đối với những món mà bé không thích nhưng các mẹ hãy kiên nhẫn nhé, càng đa dạng thực phẩm, cơ thể bé sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Cho trẻ tự chủ với thìa bát, và các món ăn của mình để tạo hứng thú cho trẻ trong bữa ăn. Với trẻ nhỏ chưa biết xúc cơm, mẹ có thể cho trẻ một cái bát và thìa nhỏ để trẻ có thể bắt chước mẹ xúc cơm. Như thế vừa tạo cơ hội cho trẻ tập xúc ăn vừa tăng tính tự lập cho trẻ.
  • Lặp đi lặp lại các thói quen hàng ngày. Ví dụ, tới giờ ăn thì tắt ti vi, tới giờ ăn cơm là ngừng chơi và lên ghế. Nếu trẻ tỏ vẻ chưa hứng thú với bữa ăn, các mẹ có thể kích thích dịch vị cho trẻ bằng cách cho trẻ nhấm nháp 1 vài cọng rau hoặc một ít thức ăn mà trẻ rất thích.

Những điều không nên làm

  • Không nên bắt trẻ phải ăn hết khẩu phần ăn của mình.
  • Không nên dùng kẹo, bánh, kem để dụ trẻ ăn hết khẩu phần trong thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn.
  • Không nên khuyến khích trẻ ăn bằng việc xem tivi.
  • Không nên làm trẻ sao lãng để được ăn nhiều hơn. Ví dụ cho trẻ vừa đi rong vừa ăn, như vậy sẽ tạo cho trẻ một thông điệp rằng nếu trẻ không ăn sẽ có nhiều trò thú vị để xem, vậy thì bé sẽ có lý do để không tự giác trong bữa ăn nữa.
  • Không vừa chạy theo trẻ vừa xúc ăn: Bởi vì khi trẻ thực sự đói, trẻ sẽ ngồi yên để bạn xúc. Nhưng khi trẻ đã no hoặc khi trẻ đã chán ăn, trẻ thường chạy đi chỗ khác. Do đó, bạn không nên chạy theo trẻ để đút cho trẻ ăn. Bạn cần ngừng lại, và nói cho trẻ biết nếu trẻ muốn tiếp tục ăn thì cần ngồi 1 chỗ. Và sau đó để trẻ tự quyết định có ăn tiếp hay không, nếu trẻ đói, trẻ sẽ ăn ngon hơn vào bữa sau mà mẹ thực hiện theo thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn.
Bé không chịu bú bình là nỗi lo lắng nhất của các mẹ sắp phải đi làm. Việc bé không chịu bú bình đồng nghĩa mẹ phải luôn ở bên cạnh bé để cho bé ăn hoặc về nhà vào những bữa ăn của bé. Không phải bà mẹ nào cũng có thể làm được điều đó. Chính vì vậy, https://suckhoemevabemoingay.blogspot.com/  hướng dẫn bạn làm gì khi bé không chịu bú bình.

Cho bé “tập dượt” trước với sữa mẹ


Nếu lần đầu tiên cho bé ti bình với sữa hộp, đa phần bé sẽ không chịu “hợp tác” vì thấy có “mùi lạ”. Để bé không có cảm giác bỡ ngỡ hay bé không chịu bú bình, mẹ hãy vắt sữa mẹ rồi cho vào bình để tập cho bé bú. Có thể xen kẽ các bữa sữa mẹ và sữa hộp theo liều lượng tăng dần để bé dần chuyển sang bú bình. Lúc đầu, có thể cho bé bú 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa hộp, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa hộp…

Chọn ti giả giống ti mẹ

Sở dĩ bé không chịu bú bình bởi núm vú giả không được “thật”, êm ái như ti mẹ. Vì vậy, các mẹ nên chọn núm vú giả có chất liệu mềm mại, hình dáng và tốc độ chảy sữa càng giống như ti mẹ càng tốt.

Tập luyện đúng lúc

Nếu bé dễ chịu, mẹ có thể tập vào lúc bé đang đói, khi thức. Tuy nhiên, với bé hơi “khó tính”, mẹ nên “lợi dụng” lúc con đang buồn ngủ, mắt lơ mơ ngủ để tập bé ti bình. Lúc này, phản xạ mút của bé sẽ lên cao nên dễ chấp nhận núm vú giả hơn. Lưu ý, không nên cho bé bú bình khi đang ngủ say, nghẹt mũi, ho để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

“Chiêu” đưa núm vú vào miệng bé


Điều mẹ nên tuyệt đối tránh là tìm mọi cách để “nhét” núm vú bình sữa vào miệng của bé bởi sự đột ngột này sẽ làm bé “phản ứng” gay gắt đấy. Chỉ một lần vô tình của mẹ cũng đủ khiến bé không chịu bú bình từ nay đến mãi về sau. Thay vì vậy, mẹ hãy chạm núm vú giả vào môi bé và đợi bé mở rộng miệng ngậm núm vú như cách bú mẹ. Mẹ nên đưa núm vú giả vào miệng bé nhẹ nhàng theo hướng từ môi dưới lên. Điều này sẽ giúp mẹ ngậm trọn núm vú chứ không “nhay” hay chỉ mơm mớm phần đầu núm vú.

Chọn không gian yên tĩnh

Để bé tập làm quen với bú bình, mẹ nên chọn nơi yên tĩnh để tránh bé bị phân tâm, không bú mà chỉ “chơi” với bình sữa. Không gian yên tĩnh còn tạo cho bé cảm nhận rõ hơn sự âu yếm của mẹ và có cảm giác như đang bú mẹ.

Nhờ người thân giúp đỡ

Vì bé đã quen hơi của mẹ nên nếu mẹ cho bé bú bình, bé sẽ nhất quyết tìm ti mẹ chứ không chịu ti bình. Vì thế, mẹ có thể hướng dẫn cho ba, người lớn trong gia đình tập cho bé tập ti bình để bé dễ ti hơn.

Giữ sữa luôn ấm


Khi cho bé tập bú bình, điều cốt yếu các mẹ nên nhớ là làm sao cho bé có cảm giác càng giống như bú mẹ trực tiếp càng tốt. Đối với nhiệt độ sữa cho bé ti bình cũng vậy, mẹ nên giữ cho sữa luôn ấm để bé dễ làm quen với bú bình. Khi mới tập bú bình, thường bé sẽ bú rất chậm, sữa nhanh nguội và có thể bé không chịu bú tiếp. Thay vì tiếp tục ép con bú sẽ khiến bé không chịu bú bình thì mẹ hãy hâm nóng sữa và sau đó tiếp tục tập cho bé bú.

Mẹ chọn tư thế chuẩn

Mẹ chọn ngồi nơi thoải mái, đỡ bé trên tay ở cùng tư thế như khi cho bú sữa mẹ, sự tiếp xúc giữa mẹ và bé càng nhiều càng tốt. Có thể chèn thêm một chiếc gối để con được nằm thoải mái, đầu hơi nâng lên, hướng mặt về phía mẹ. Mẹ có thể để bé chơi với tay mẹ, hay sờ mặt mẹ.

Mẹ nên cầm bình cho bé bú để có thể điều chỉnh được bình theo đúng góc độ (có ghi trên thân bình), tránh bé bị sặc, nghẹn, hoặc bị các vấn đề răng miệng từ sớm. Thỉnh thoảng mẹ cần rút bình sữa ra để bé không bị nuốt vội. Nếu bé có vẻ khó chịu, hãy bế đứng bé và vuốt cho bé ợ.

Hết sức kiên nhẫn

Thực tế, không nhiều những trường hợp bé không chịu bú bình từ lần tập đầu tiên, lần 2, vì vậy mẹ cần hết sức kiên nhẫn, chịu khó khi gặp phản ứng của bé. Thua keo này, bày keo khác thì chắc chắn bé sẽ thích ti bình thôi.

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Chân tay miệng được xếp vào bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus đường ruột gây ra. Phần lớn lành tính và tự khỏi ở nhà, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị cũng sẽ để lại hậu quả rất lớn. Bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cơ bản về cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ mẹ theo dõi nhé.


1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ và những điều mẹ cần biết.

Trẻ bị chân tay miệng nguyên nhân chủ yếu coxsackie virut nhóm A16 ( CA16), A10( CA10), và enterovirus ( EV71). Nếu trẻ bị bệnh do EV71, gây bùng phát dịch rất nhanh có thể gây tử vong cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu trẻ bị chân  tay miệng.

Rất nhiều bố mẹ nhầm lẫn giữa bệnh chân tay miệng và phổng rạ,tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau mà mức độ nguy hiểm cũng vì thế mà khác nhau. Một số biểu hiện có thể thấy và rõ nét nhất khi trẻ bị chân tay miệng bao gồm:
  • Trẻ lên cơn sốt : Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc nặng tùy thể trạng bệnh và giai đoạn bệnh. Khi trẻ bị sốt cao và không có hạ là dấu hiệu nguy hiểm.
  • Da của trẻ xuất hiện những vết tổn thương : dát đỏ, mụn nước xuất hiện nhiều ở các vị trí như họng, quanh miệng, long bàn tay. Long abnf chân, đầu gối…
  • Để chắc chắn trẻ có bị bệnh hay không, khi thấy các dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các trung tâm y tế.

2. Phân loại bệnh theo mức độ nặng.

Để có cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ tốt hơn mẹ nên hiểu rõ về tình trạng bệnh của trẻ để có những phương pháp điều trị hợp lý.

Khi trẻ bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu trẻ có xuất hiện những tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà, vì môi trường trong bệnh viện có thể khiến tình trạng của trẻ bị chân tay miệng nặng hơn. Tuy nhiên người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện bệnh chuyển biến nặng để đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Khi bệnh đã nặng và cần nhập viện.

  • Trẻ có dấu hiệu sốt liên tục không thể giảm.
  • Trẻ mệt mỏi uể oải, ngủ nhiều chơi ít và lơ mơ..
  • Trẻ hay giật mình, vã mồ hôi nhiều, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, bất thường. Chân tay có thể bị run, đi đứng loạng choạng, không vững.

3. Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Bệnh chân tay miệng gây ra do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị cũng như vacxin phòng ngừa, nên khi trẻ bị chân tay miệng việc da bé bị tổn thương, khiến trẻ kém ăn hạ đường huyết, mẹ nên thực hiện các biện pháp khắc phục sau:
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0.9 %, kamistad…
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng nhưng vẫn đủ chất như : cháo loãng, sữa..
  • Vệ sinh da cẩn thận cho trẻ tránh bội nhiễm vi khuẩn : tắm cho trẻ từ các loại lá tự nhiên có tính sát khuẩn như : nước là chè, lá chân vịt. mẹ dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau tắm.
  • Các phòng  ngừa bệnh chân tay miệng cho trẻ.
  • Hiện nay chưa có vacxin  bệnh chân tay miệng cho trẻ. Vì thể bố mẹ phải chủ động phòng bệnh cho con.
  • Rửa tay thường xuyên cho con dưới vòi nước nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách phòng tránh trẻ bị chân tay miệng tốt nhất.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống :ăn chín uống sôi, đảm bảo lượng nước sử dụng hằng ngày. Thức ăn của trẻ nên đảm bảo chất khoáng, dưỡng chất và vitamin cho bé để tăng sức đề kháng.
  • Thường xuyên lau dọn các bề mặt hoặc dụng cụ đồ chơi trẻ tiếp xúc hằng ngày để giữ vệ sinh cho con.
  • Trẻ bị chân tay miệng có thể lay qua người bị bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh.
  • Cách li trẻ tại nhà, cho trẻ nghỉ học để tránh bệnh lây lan. Đặc biệt không nên cho trẻ ở chỗ lâu những nơi đông người và khu công cộng.
Các bài viết liên quan: