Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.

0

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Chân tay miệng được xếp vào bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus đường ruột gây ra. Phần lớn lành tính và tự khỏi ở nhà, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị cũng sẽ để lại hậu quả rất lớn. Bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cơ bản về cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ mẹ theo dõi nhé.


1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ và những điều mẹ cần biết.

Trẻ bị chân tay miệng nguyên nhân chủ yếu coxsackie virut nhóm A16 ( CA16), A10( CA10), và enterovirus ( EV71). Nếu trẻ bị bệnh do EV71, gây bùng phát dịch rất nhanh có thể gây tử vong cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu trẻ bị chân  tay miệng.

Rất nhiều bố mẹ nhầm lẫn giữa bệnh chân tay miệng và phổng rạ,tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau mà mức độ nguy hiểm cũng vì thế mà khác nhau. Một số biểu hiện có thể thấy và rõ nét nhất khi trẻ bị chân tay miệng bao gồm:
  • Trẻ lên cơn sốt : Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc nặng tùy thể trạng bệnh và giai đoạn bệnh. Khi trẻ bị sốt cao và không có hạ là dấu hiệu nguy hiểm.
  • Da của trẻ xuất hiện những vết tổn thương : dát đỏ, mụn nước xuất hiện nhiều ở các vị trí như họng, quanh miệng, long bàn tay. Long abnf chân, đầu gối…
  • Để chắc chắn trẻ có bị bệnh hay không, khi thấy các dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các trung tâm y tế.

2. Phân loại bệnh theo mức độ nặng.

Để có cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ tốt hơn mẹ nên hiểu rõ về tình trạng bệnh của trẻ để có những phương pháp điều trị hợp lý.

Khi trẻ bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu trẻ có xuất hiện những tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà, vì môi trường trong bệnh viện có thể khiến tình trạng của trẻ bị chân tay miệng nặng hơn. Tuy nhiên người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện bệnh chuyển biến nặng để đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Khi bệnh đã nặng và cần nhập viện.

  • Trẻ có dấu hiệu sốt liên tục không thể giảm.
  • Trẻ mệt mỏi uể oải, ngủ nhiều chơi ít và lơ mơ..
  • Trẻ hay giật mình, vã mồ hôi nhiều, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, bất thường. Chân tay có thể bị run, đi đứng loạng choạng, không vững.

3. Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Bệnh chân tay miệng gây ra do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị cũng như vacxin phòng ngừa, nên khi trẻ bị chân tay miệng việc da bé bị tổn thương, khiến trẻ kém ăn hạ đường huyết, mẹ nên thực hiện các biện pháp khắc phục sau:
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0.9 %, kamistad…
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng nhưng vẫn đủ chất như : cháo loãng, sữa..
  • Vệ sinh da cẩn thận cho trẻ tránh bội nhiễm vi khuẩn : tắm cho trẻ từ các loại lá tự nhiên có tính sát khuẩn như : nước là chè, lá chân vịt. mẹ dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau tắm.
  • Các phòng  ngừa bệnh chân tay miệng cho trẻ.
  • Hiện nay chưa có vacxin  bệnh chân tay miệng cho trẻ. Vì thể bố mẹ phải chủ động phòng bệnh cho con.
  • Rửa tay thường xuyên cho con dưới vòi nước nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách phòng tránh trẻ bị chân tay miệng tốt nhất.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống :ăn chín uống sôi, đảm bảo lượng nước sử dụng hằng ngày. Thức ăn của trẻ nên đảm bảo chất khoáng, dưỡng chất và vitamin cho bé để tăng sức đề kháng.
  • Thường xuyên lau dọn các bề mặt hoặc dụng cụ đồ chơi trẻ tiếp xúc hằng ngày để giữ vệ sinh cho con.
  • Trẻ bị chân tay miệng có thể lay qua người bị bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh.
  • Cách li trẻ tại nhà, cho trẻ nghỉ học để tránh bệnh lây lan. Đặc biệt không nên cho trẻ ở chỗ lâu những nơi đông người và khu công cộng.
Các bài viết liên quan:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét