Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Chứng nôn trớ chủ yếu xuất hiện ở trẻ ở dưới 6 tháng tuổi và vô cùng thường xuyên. Không ít bà mẹ, nhất là các mẹ nuôi con lần đầu, đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ ở trẻ. Thực chất đây là một bệnh lý, nếu không được xem xét kỹ sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Hãy cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu 5 nguyên nhân và cách khắc phục trẻ bị nôn trớ.

1. Cho bé bú quá nhiều trong 1 lần

Uống quá nhiều sữa mẹ trong 1 lần khiến dạ dày của bé không chứa hết

Không giống những bé lớn, đối với những bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dung tích dạ dày còn bé. Chính vì vậy, khi mẹ cho ăn quá nhiều trong 1 lần sẽ xuất hiện hiện tượng trào ngược, điều này là 1 trong những nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ. Các mẹ hãy linh hoạt hơn, cho bé ăn thành nhiều lần và giảm lượng sữa cho mỗi lần, vừa đảm bảo trẻ đủ chất dinh dưỡng mà lại không bị no quá.

2. Cho bé nằm sau khi bú xong


Bé sẽ nôn trớ ngay nếu bạn cho bé nằm luôn sau khi bú

Sau khi cho bú xong, nhiều mẹ có thói quen cho con nằm xuống khiến tình trạng nôn trớ xảy ra. Cũng giống như việc người lớn ăn cơm xong mà nằm ngay sẽ rất hại dạ dày. Còn đối với các bé yêu, việc này sẽ khiến sữa mẹ chưa đi xuống mà vẫn còn trên dạ dày khiến chứng nôn trớ ở bé xuất hiện. Cách tốt nhất sau khi cho bé ăn xong, các mẹ hãy bế bé cao đầu từ 15 - 20 phút cho đến khi bé ợ hơi. Sau đó mới cho bé nằm xuống và gối cao đầu. Tránh đùa nghịch sau khi ăn khiến trẻ ớ sữa.

3. Tư thế ngủ sai cách


Bé yêu nằm ngủ không đúng cũng sẽ gây ra nôn trớ

Tư thế ngủ của bé cũng vô cùng ảnh hưởng đến việc nôn trớ ở trẻ. Việc các mẹ cho bé nằm không gối hoặc gối quá thấp khiến sữa mẹ cũng sẽ bị trào ngược ra ngoài. Khi bé ngủ, các mẹ hãy cho bé nằm dốc 1 góc 30 độ để sữa không có cơ hội trào ngược ra bên ngoài.

4. Cho bé bú không đúng cách



Các mẹ thường nghĩ cứ "vạch ra cho con bú" là xong. Nhưng tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách. Sự vô tình này cũng là nguyên nhân gây ra trẻ nôn trớ vì không được bú đúng cách, sữa sẽ không xuống được dạ dày bé, khiến sữa bị đẩy ra ngoài.

Cách cho bú đúng cách: Đầu tiên hãy cho bé bú đầu bú bên tay trái trước, vì mới bú nên lượng sữa ít bé có thể nằm nghiêng bên phải. Đến 1 lượng vừa đủ, mẹ đổi bên đầu vú sang phải vì lúc này lượng sữa đã khá nhiều và bé cần nằm nghiêng bên trái để cân bằng lượng sữa trong dạ dày, tránh bị nôn trớ.

5. Tránh để bé nuốt nhiều không khí khi bú


Nhiều bà mẹ chọn cho con bú bằng bình nên lưu ý

Điều này xảy ra ở trẻ bú bình, khi sữa không tràn đầy núm vú sẽ khiến không khí lọt vào và bé sẽ "nuốt" luôn lượng không khí đó vào bụng. Đây cũng là điều khiến sẽ trẻ bị nôn trớ. Các mẹ hãy luôn để núm bú được đầy sữa, tánh không khí lọt vào khi trẻ đang bú.

Các mẹ hãy luôn chú ý những điều trên để khắc phục và hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bé!


Ngày nay, việc siêu âm không thể bỏ qua, vì khi đó ta có thể phát hiện những vấn đề của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ qua những hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, việc siêu âm nhiều lần lại không tốt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đưa ra 3 lần siêu âm không thể bỏ qua của bà bầu giúp các mẹ theo dõi bé yêu tốt nhất.

1. Tuần thứ 12

Thời điểm quan trọng đầu tiên đối với mỗi mẹ bầu khi siêu âm

Theo BS.ThS Bùi Thị Phương (bệnh viện phụ sản Hà Nội) đã đưa ra lời khuyên dành cho các bà bầu dù lười hay chủ quan đến đâu cũng không được phép quên lần siêu âm thai nhi này.

Ở lần siêu âm tuần 12, các bác sĩ siêu âm để xác định tuổi thai 1 cách chính xác nhất và quan trọng hơn là đo độ mờ gáy của thai nhi. Điều này nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm ( những bất thường này gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành . . . Chỉ số này càng cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Nếu để đến tuần thứ 13 thì chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa và không thể xét mức ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Lần siêu âm này cũng có thể phát hiện ra bạn mang thai đôi hay kép và một số bệnh khác : vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi, ... Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ được lấy máu để xét nghiệm Double Test để phát hiện ra một số bệnh mà siêu âm không thấy.

2. Tuần thứ 22

Tuần thứ 22 là cột mốc siêu âm không thể thiếu khi các mẹ mang thai

Thời gian siêu âm này đặc biệt quan trọng vì tất cả dị tật đều có biểu hiện ở thời điểm này, chưa kể đến nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần 28.

Ở lần siêu âm không thể bỏ qua này, các bác sĩ đã kiểm tra hầu hết các cơ quan của thai nhi từ đó có thể phát hiện ra một số căn bệnh mà thai nhi hay gặp phải như: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan nội tạng.  Nếu thai nhi có vấn đề về tim thai, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn xem có nên giữ lại thai hay không để có thể tốt nhất cho thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu.

3. Tuần thứ 32

Thai nhi ở tuần thứ 32 mẹ bầu có thể thấy gần như đã hoàn chỉnh mọi bộ phận 

Với lần siêu âm này, các bác sĩ sẽ kiểm tra mạch máu não của thai nhi, cũng nhưi một số vấn đề hình thành muộn như bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não. Hơn nữa, chỉ đến khi thai nhi ở tháng thứ 32 này, các bác sĩ mới trả lời được các câu hỏi: Thai có phát triển bình thường không? Có thông minh không? Và chế độ dinh dưỡng có tốt không?

Ở thời điểm này, dây rốn là bộ phận quan trọng mà các bác sĩ cần kiểm tra xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không? vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) đều vô cùng trong lần siêu âm "chốt" không thể bỏ qua này.

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hiện nay, theo các nhà khoa học thì chưa có nghiên cứu nào kết luận việc siêu âm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên vì lo lắng cho bé yêu mà lạm dụng việc siêu âm vì sóng siêu âm có thể tác động đến các cơ quan nhạy cảm của thai nhi như mắt và tuyến sinh dục. Những cơ quan này thường được các mẹ yêu cầu nhiều nhất vì để xác định "giới tính" của bé chứ không vì mục đích khoa học.

Chúc các mẹ chăm sóc thai nhi của mình thật tốt!

Xem thêm:

8 điều cần kiêng kị sau khi sinh mổ



Việc thừa cân sau sinh là nỗi lo của hầu hết các mẹ bầu, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các mẹ khi không được thon gọn như thời con gái. Sau sinh, việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé là việc được đặt lên hàng đầu, 5 bài tập dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm cân sau sinh hiệu quả nhất.

1. Đi bộ

Việc đi bộ không chỉ giúp cho mẹ bầu sau sinh mà còn cho tất cả mọi người

Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, mà hiệu quả, phù hợp với sức khỏe của nhiều người. Đặc biệt đối với mẹ bầu - vừa sinh xong thể trạng còn yếu nên đi bộ là một phương pháp thể dục hợp lý. Các mẹ không cần gồng mình theo những bài tập mệt mỏi mà vẫn giúp giảm cân hiệu quả.

Với khoảng 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy nóng cơ thể do năng lượng tỏa ra không thấy mệt mỏi như các môn thể thao khác. Các mẹ có thể tiêu hao đến 500 calo, giúp giảm cân hiệu quả sau sinh.
Đi bộ cũng giúp các mẹ có được vóc dáng cân đối vì vận động toàn cơ thể sẽ khiến giảm mỡ toàn thân. Không những vậy, đi bộ còn giúp các mẹ ổn định tinh thần, thư thái đầu óc, khí huyết lưu thông, giảm được căng thẳng. Tránh mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

2. Tập yoga

Một phương pháp điều hòa khí huyết tốt cho các mẹ cả trong và sau khi sinh

Yoga là bộ môn thể thao xuất phát từ nước Ấn Độ, là môn thể thao mà hầu hết mọi người có thể tập được và là 1 trong số ít các môn thể thao mà mẹ bầu có thể sử dụng để giảm cân sau sinh hiệu quả. Những bài tập tại chỗ nhẹ nhàng chủ yếu sử dụng việc điều hòa hơi thở  kết hợp với vận động các cơ, khớp để cơ thể dẻo dai, tinh thần thoải mái.

Bên cạnh đó, tập yoga sẽ giúp các cơ vận động từ đó khí huyết lưu thông, điều hòa máu giúp sức khỏe các mẹ dần dần trở lại như thời con gái. Việc thừa cân không còn là nỗi lo của các mẹ.

3. Tập Kegel

Bài tập Kegel là bài tập cho các phụ nữ hiện đại ngày nay mong muốn

Sau sinh, vùng kín của các mẹ thường bắt đầu rộng ra, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của chị em mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, khiến nhiều mẹ lo âu.

Bài tập Kegel rất cần thiết cho các mẹ sau sinh nhằm củng cố thêm chắc khỏe phần sàn khung xương chậu - khu vực tập trung các cơ nâng đỡ bàng quang, tử cung và ruột, những bộ phận bị co giãn nhiều nhất và trở nên yếu nhất khi mang thai và sinh nở. Những bài tập này sẽ giúp các mẹ tránh được việc tiểu không kiểm soát khiến các mẹ "xấu hổ" sau sinh.

4. Bài tập căng cơ bụng

Lấy lại vóc dáng sau khi sinh không còn là nỗi lo khi tập căng cơ bụng

Khoảng thời gian sau khi sinh, vùng bụng của các mẹ trở nên khó coi vì da bị rạn, da bị chảy xệ gây ra tâm lý mất tự tin. Việc duy nhất khắc phục điều này là những bài tập căng cơ bụng sẽ giúp các mẹ cải thiện rõ rệt nhất lượng mỡ của cơ thể, nhất là vùng bụng.

Các mẹ hãy bắt đầu bài tập căng cơ bụng bằng việc đứng lên và hóp bụng. Giữ yên 5- 10 giây (không cần nín thở), thả lỏng những phần còn lại của cơ thể. Lặp lại 6 lần và sau đó nghỉ ngơi. Các mẹ cần tăng thời gian và số lần tập ở những lần tiếp theo sẽ giúp giảm cân sau sinh hiệu quả.

Chúc các mẹ lấy lại vóc dáng trước khi sinh thành công!

Xem thêm:

Mẹ nên ăn gì để nhiều sữa sau sinh?



Việc bé quấy khóc vào ban đêm đang là mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống gia đình. Các mẹ đang mong muốn tìm giải pháp cho việc con hay khócchăm sóc sức khỏe mẹ và bé đưa ra 5 cách giúp các mẹ cho bé ngủ ngon hơn.

1. Tạo thói quen "chơi ngày, ngủ đêm"


Các mẹ hãy tạo thói quen "chơi ngày ngủ đêm" để con ngủ ngon giấc hơn 


Thực tế, khi các bé mới được sinh ra đều chưa thể quen với nhịp sinh học của người lớn. Vì vậy các bé thường thức giấc và hay quấy khóc vào thời điểm chúng ta ngủ.

Hãy đánh thức bé khi ngày mới bắt đầu bằng cách mở cửa sổ đón nắng, hay bật một bản nhạc nhẹ nhàng hoặc dành những cử chỉ âu yếm khiến bé không tài nào "yên thân" để ngủ thêm nữa. 

Hãy khiến một ngày của bé thật "bận rộn" để bé không khi nào có thể lăn ra ngủ nữa.

2.Tạo không gian tốt cho bé ngủ

Không gian ngủ là một phần không thể thiếu trong việc giúp bé có một giấc ngủ ngon

Các bậc cha mẹ cần chú ý đến môi trường ngủ cho bé:
  • Tiếng ồn bất ngờ sẽ khiến bé giật mình thức giấc và quấy khóc, luôn cố gắng giữ im lặng hoặc tạo không gian yên tĩnh xung quanh phòng ngủ của bé.
  • Nhiệt độ phòng được khuyên dùng khoảng 24- 26 độ sẽ rất tốt cho sức khỏe bé. Việc quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ làm bé khó ngủ và hay quấy khóc.
  • Hãy đảm bảo phòng ngủ của bé luôn thoáng mát sạch sẽ. Việc để phòng bé quá bí hoặc quá ẩm sẽ khiến làn da bé dễ bị kích ứng, mắc các bệnh về da.
  • Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các mùi. Các mẹ tránh sử dụng nước hoa cho phòng bé hay để mùi thuốc lá bay vào nơi bé ngủ khiến không khí xung quanh bé sẽ ô nhiễm, việc hít thở của bé cũng phần nào bị ảnh hưởng.

3. Ăn uống khoa học

Bé ăn uống vừa đủ, đúng giờ sẽ hình thành thói quen sinh học tốt cho bé

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi các bé được cho ăn quá no trước giờ đi ngủ sẽ khiến dạ dày của các bé hoạt động hết công suất mà không nghỉ ngơi dẫn đến việc trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường.

Nếu các mẹ cho bé ăn quá no sẽ khiến bé bị đau bụng, chướng bụng, đầy hơi. Các bệnh về tiêu hóa cũng sẽ hình thành từ những thói quen này của các mẹ dành cho bé.

Việc ăn đêm sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trong khi cơ thể lại cần sự "yên tĩnh" để bước vào nghỉ ngơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trong khi nó cần hạ thấp.

Chính vì vậy, các mẹ không nên cho bé ăn no trước khi ngủ để bé ngủ ngon nhất mà không bị "cơ thể" làm phiền.


4. Tắm nắng thường xuyên

Tắm nắng cho trẻ thường xuyên giúp trẻ hấp thu Vitamin D, xương chắc khỏe

Tắm nắng rất tốt cho bé, bởi những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và giúp da sản sinh ra vitamin D3 giúp tăng cường canxi và photpho cấu tạo nên xương. 

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sản sinh ra Melatonin - một loại hooc-mon giúp điều hòa giấc ngủ. Từ đó bổ sung đầy đủ Melatonin cho bé, mang lại một giấc ngủ sâu như ý muốn.

5. Bổ sung vitamin, canxi và các dưỡng chất đầy đủ

Các dưỡng chất được bổ sung đầy đủ giúp cơ thể bé phát triển một cách khỏe mạnh

Khi thiếu vitamin, canxi và các dưỡng chất trẻ sẽ có hiện tượng chậm mọc răng, ra mồ hôi chộm hay rụng tóc hình vành khăn . . . Thỉnh thoảng, bé sẽ lên cơn sốt hay gặp ác mộng.
Những điều này đều là nguyên nhân khiến bé hay quấy khóc vào ban đêm và giật mình tỉnh giấc.

Vì vậy, khi cơ thể các bé thiếu hụt các mẹ cần bổ sung các dưỡng chất cho bé bằng thức ăn hoặc thuốc để đảm bảo cơ thể bé hấp thu vitamin, canxi một cách đầy đủ nhất tạo cho bé những giấc ngủ ngon khi cơ thể đã được đáp ứng.


Xem thêm: 


Bé quấy khóc luôn là vấn đề khiến cha mẹ đau đầu. Làm thế nào để trẻ hết quấy khóc và có sức khỏe tốt. Hãy cùng chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tham khảo một số mẹo dỗ bé hiệu quả sau đây nhé!
Trẻ quấy khóc khiến cha mẹ lo lăng và mệt mỏi


1 Mát-xa cho trẻ

Nhiều em bé thích được vuốt ve và chạm vào da. Vì Vậy việc mát - xa nhẹ nhàng cho trẻ sẽ giúp trẻ thoải mái và dễ chịu hơn, bé sẽ nhanh đi vào giấc ngủ. Chỉ cần cởi đồ cho bé và mát-xa nhẹ nhàng lên tay, chân, lưng. Việc này cũng sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn.
 Thường xuyên mát-xa chân cho bé


2. Địu trẻ trên người

Trẻ con rất ưa được dịu và bế trên tay, vì hơi ấm của bạn kết hợp với sự chuyển động nhẹ nhàng sẽ giúp bé nhanh đi vào giấc ngủ hơn. 
Địu bé là một biện pháp tốt giúp bé dễ đi vào giấc ngủ.


3. Vỗ nhẹ lên lưng của bé.

Khi khóc bé co thể sẽ bị khó thở hơn do hít của ít nhiều không khí và do nước mũi chảy ra làm ngạt mũi bé. Vỗ nhẹ vào lưng bé sẽ giúp bé dễ thở hơn. Ban có thể ôm bé và để đầu bé qua vai hay co thể thay đổi các tư thế khác đặt trẻ lên đùi hoặc để bé ngồi, tay bạn vuốt ngực và cổ bé.

4. Cuốn bé trong chăn.

Với trẻ việc quấn khăn tạo ra cho bé cảm giác được che chở trong bụng me. Vì vậy khi trẻ quấy khóc bạn hãy lấy một chiếc khăn thật mềm mại quấn quanh người bé lại tạo cảm giác dễ chịu và bé sẽ nín ngay thôi. 

5. Thay đổi vị trí của trẻ

Thói quen bé trẻ ngửa khi quấy khóc là một thói quen không hề tốt cảu các bậc các bậc. Thay thế việc bế ngửa bé, bạn hãy bé bé nằm úp để, tay bạn ở phía dưới bụng và đầu bé trê cách tay. Nếu bé bị đầy hơi áp lực tạo nên tại vùng bụng sẽ khiến bé thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

6. Bố mẹ hãy thường xuyên tạo những âm thanh và nhịp điệu ngẫu nhiên cho bé nghe.

Những nhịp điệu nhẹ nhàng luôn là biện pháp hiệu quả cho bé yêu nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng.. Hãy tạo ra những nhịp điệu đó bằng cách sử dụng nôi, quạt, chạy máy hút bụi và bật đài phát thanh nhé các mẹ.

7. Xoa dịu trẻ

Bản năng của trẻ sơ sinh rất hay mút, vì vậy bạn hay xoa dịu trẻ bằng nhưng chiếc ti gỉa, nó vô cùng hữu ích giúp trẻ bình tĩnh hơn. Một trong những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cho trẻ ngậm ty giả có thể làm giảm chứng đột tử ở trẻ em.
Giấc ngủ rất quan trọng với con yêu của bạn. Các bậc cha mẹ hãy chăm giấc ngủ cho con yêu bằng những mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả trên nha.

Bài viết liên quan

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi mẹ nên biết.Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt cao.Những quan điểm sai lầm trong việc giáo dục trẻ sớm.





Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các loại bệnh thông thường và phổ biến nhất như: rối loạn tiêu hóa. bệnh tiêu chảy, các bệnh ngoài da...Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ là rất quan trọng. Bệnh tiêu chảy là một trong những loại bệnh dễ mắc nhất ở trẻ, nếu cha mẹ không có những kiến thức cơ bản thì sẽ rất nguy hiểm. Các mẹ hãy cùng chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị cho bé nha!

Bệnh tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là  bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em nhỏ có thể gây tử vong do mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. trẻ bị tiểu chảy cấp khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không qua 14 ngày. Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kép dài, những trường hợp tiêu chảy sớm ngay khi trẻ còn nhỏ, thường được chuản đoàn là tiêu chảy mãn tính.

Biểu hiện của bé bị tiêu chảy cấp

Khi trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, rồi đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày, nôn mất nước
kèm theo hiện tượng tiêu chảy phân lỏng là trẻ có thể mất nước, trướng bụng, tiêu chảy phân có nhầy, có máu. mót rặn đua, quặn bụng. trong trường hợp tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp 
Nguyên nhân gây tiểu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như  E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ và nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ.

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp quan trong nhất là phải bù lượng nước, diện giải và đảm vào chế độ ăn cho trẻ
Bù nước và điện giải
Mất nước ở mức độ A (mất nước nhẹ): Điều trị tại nhà nên cho trẻ uống nước nhiều hơn bằng dung dịch ORS, nươc đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo nước muối, nước gạo, nước chuối, hồng xiêm.
Mất nước ở mức độ B ( mất nước vừa): trường hợp này trẻ cần được diều trị tại các cơ sở y té. Cách tốt nhất là cho bé uống ORS. Số lượng dịch càn cho uống mỗi lần đi ra ngoài là.
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml
- Trẻ 2 - 10 tuổi: 100 - 200ml tuổi.
- Trẻ từ 10 tuổi trỏ nên uống theo nhu càu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) =Cân nặng (kg) x 75
Cách cho trẻ uống.
+ Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc
+ Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 - 3 phút.
Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu xuất hiện tình trạng mất nước nặng(mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để phục hồi nước và điện giải bằng đườn tĩnh mạch( truyền dịch)
Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ.
+ ORS (oresol) hoặc hydrit.
+ Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần. 
+ Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hông xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát vơi 1 lit nước sôi để nguội cho ,một thìa gạt muối (3.5g) cho trẻ uống dần.
Trường hợp  bé bị mất nước nặng thì phải đưa trẻ ngay đến các cơ sỏ y tế

Chế độ ăn khi bé bị tiêu chảy

Nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Nếu không ăn đủ khẩu phần bé sẽ bị sụt cân dân đến suy dinh dưỡng.
Các thực phẩm nên cho bé dùng khi bị tiêu chảy: gạo, bột gạo, khoai tây, thịt nạc, gà nạc, cá nạc, sữa đậu tương, sữa chua,cà rốt hồng xiêm, chuối, táo.
Các thực phẩm không nên dùng khi bé bị tiêu chảy. 
+ Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ân có chứa nhiểu đường
+ Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ ít chất dinh dưỡng như: các loại rau thô( măng, rau cần, tinh bột nguyên hạt(ngô. đỗ) khó tiêu hóa.
Số lượng thức ăn
+ Cần khuyền khich trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
+ Sau khi khỏi tiêu chảy, đẻ giúp cho trẻ phục hôi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm một bữa nữa mỗi ngày.

Bài viết liên quan



Rối loạn tiêu hóa là một trọng những bệnh thường mắc ở trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ và còi xương ở trẻ. Vậy làm thế nào để nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa. Sau đây là 10 dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, các mẹ cần lưu ý để chăm con khoe nha.
Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường mắc ở trẻ.


1 Trẻ bị nôn trớ dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

Nếu trẻ dưới 1 tuổi, trẻ bị nôn trớ, đây gần như là hiện tượng bình thường, do sau khi sinh dạ dày của trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên khi cho trẻ ăn thức ăn dễ bị trào ra
Tuy nhiên, nếu sau một tuổi tình trạng nôn trớ vẫn diễn ra thường xuyên, có thể là bé đang vị rối loạn têu hóa, khiến mọi thức ăn bị đẩy vào cơ thể đều bị đẩy ngược lại.

2 Trẻ bị tiêu chảy

Đây cũng là một trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị tiêu chảy thì phân lỏng tóe nước hoặc phân nước có máu, phân nhày và lẫn máu. Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước, mắt trũng, da nhăn. khóc không có nước mắt. Nếu không chữa trị kịp thời, khi bị mất nước nặng trẻ có thể bị hôn mê, da nhăn nheo, chân tay lạnh.

3. Trẻ bị táo bón.

Táo bón là triệu trứng khá phổ  biến khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Với những trẻ bị táo bón thông thường trẻ ít đi ngoài, mối lần đi ngoài phân thường to, cứng và khô, khi đi ngoài trẻ thường rặn mạnh, nhiều khi có cảm giác đau ro rách hậu môn, Những ngày đầu táo bón có thể làm trẻ biếng ăn, bụng trướng, căng to và mệt mỏi. Nếu để lâu ngay trẻ dễ bị ôm quấy khóc, đau bụng biếng ăn và chậm lớn.

4, Trẻ chán ăn bỏ bữa

Nêu có những hiện tượng của rối loạn tiêu hóa cũng có thể dân tới tình trạng bé chán ăn bỏ bữa, ngay cả những món bé thích nhất, khiến bé nhanh sụt cân gầy gò và thiếu sức sông.

5 Trẻ bị đau bụng

 Đau bụng do rối loạn têu hóa thường có nhiều biểu hiện khác nhau như những cơn đau đột ngột, kéo dài trong nhiều giờ và đau lạnh người.Trong nhiều trường hợp trẻ đi vệ sinh xong cơn đau sẽ tự chấm dứt.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn ở trẻ.

Để khắc phục tình trạng này của trẻ, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ, thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé bằng những món bé thích. Bên cạnh đo cũng phải tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lân. Hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh, làm tổn thương đến môi trường vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Bổ sung các men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh chứa đồng thời 2 thành phần là vi khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan dạng Fructose-Oligosaccharide. Các mệ nên tăng cường bổ sung men vi sinh giúp chấm dứt các dấu hiệu của trứng rối loạn tiếu hóa ở trẻ hiệu quả.

Bài viết  liên quan

Bệnh rôm sẩy ở trẻ sơ sinh và cách phòng chống cho trẻ.
Những lỗi khi nuôi con mà 9/10 ông bố bà mẹ mắc phải
Tăng trưởng cân nặng ở trẻ như thế nào là hợp lý