Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé


Máy hút sữa là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình chăm con sau sinh của mỗi bà mẹ bỉm sữa nhưng có thể bạn đang mắc những sai lầm tai hại trong quá trình sử dụng máy hút sữa đó. Nhằm giúp các mẹ phòng tránh và sử dụng máy hút sữa đem lại lợi ích tối đa thì CHĂM SÓC SỨC KHỎE MẸ & BÉ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa nhé!

Máy hút sữa là gì?

Máy hút sữa là dụng cụ được các chuyên gia khuyên dùng trong quá trình nuôi con và cho con bú. Dụng cụ máy hút sữa có tác dụng giúp sữa mẹ về nhiều hơn do cơ thể phát tín hiệu rằng sữa mẹ còn thiếu và cơ thể sẽ tự động điều tiết thêm lượng sữa mẹ để đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ.

Các mẹ bỉm sữa nào nên sử dụng máy hút sữa?


  • -          Mẹ có quá nhiều sữa
  • -          Mẹ mắc chứng tắc tia sữa
  • -          Mẹ phải đi làm không có thời gian chăm sóc bé
  • -          Mẹ có ít sữa hoặc không có sữa
  • -          Mẹ đang có ý định cai sữa và muốn cho bé dần thích nghi
  • -          Mẹ có núm ty tụt vào trong hoặc ty quá to hoặc quá nhỏ
  • -          Mẹ đang sử dụng các loại thuốc chống chỉ định cho con bú

Thêm vào đó, cùng tìm hiểu ngay về ưu điểm và nhược điểm của các loại máy hút sữa:




Máy hút sữa bằng tay


Máy hút sữa bằng máy

Ưu điểm


·         Nhỏ gọn, nhẹ,
·         Thuận tiện trong quá trình di chuyển
·         Thao tác đơn giản khi sử dụng


·         Tự động hút
·         Lực hút mạnh và hút được lượng sữa nhiều
·         Có chức năng massage

Nhược điểm


-          Tay bị mỏi
-          Lượng sữa ít

-          Giá thành cao
-          Sử dụng phức tạp hơn


Những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa


1.       Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Các mẹ thường bỏ qua bước hướng dẫn trước khi sử dụng do quá nhiều chữ và dài dòng nhưng thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay, các mẹ có thể dùng Internet để xem cách hướng dẫn sử dùng máy hút sữa của bất kì hãng nào mà không gây ra cảm giác nhàm chán nữa.

2.        Tư thế đúng khi hút sữa



Quá trình hút ra thường diễn ra ở nhiều lần trong ngày và không thể tránh khỏi có những khung giờ hút sữa là những lúc các mẹ đang ngủ . Các mẹ có thể hút sữa trong các tư thế ngồi ngay ngắn và tâm lý thoải mái sẽ kích thích được nhiều sữa hơn. Các mẹ hạn chế tình trạng căng thẳng mà hãy cùng làm những điều mình yêu thích như làm việc, xem phim, nghe nhạc,…

3.       Sát trùng tuyệt đối dụng cụ và tay


Trước khi tiến hành hút sữa, mẹ nên nhớ  phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và sát trùng dụng cụ vắt sữa cẩn thận trước và sau mỗi lần hút sữa

4.       Massage hỗ trợ kích thích sữa


Kích thích sữa về bằng cách chườm khăn nóng quanh bầu ngực và kết hợp massage nhẹ nhàng giúp cho sữa được điều tiết đều và nhiều hơn.

5.       Kích cỡ phễu chụp núm vú phù hợp


Có thể núm vú của mẹ có kích cỡ quá nhỏ hoặc quá nhỏ so với kích cỡ của phễu chụp núm vú. Do vậy, mẹ nên mua phễu chụp núm vú khác có kích cỡ vừa vặn sao cho đầu núm vú phải nằm ở tâm của ống phễu thì lượng sữa hút được nhiều hơn và đúng kỹ thuật không gây cảm giác đau rát và sưng tấy cho cơ thể mẹ

6.       Bảo quản sữa mẹ sau khi hút sữa

Sữa mẹ sau khi hút có thể sử dụng được ngay hoặc nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nếu sử dụng trong ngày, thậm chí là đủ trên ngăn đông để bảo quản được 6 tháng.






Ăn dặm là sự đòi hỏi cần thiết khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Nhưng mẹ còn đang loay hoay tìm kiếm phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé, ngay bây giờ cùng đi tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm được các mẹ ưu chuộng hiện nay cùng CHĂM SÓC SỨC KHỎE nhé!


Phương pháp truyền thống



Các mẹ có thể xay bột cho bé rồi nấu chung với các thực phẩm như rau, củ, quả hoặc thực phẩm có nhiều chất đạm như: thịt, cá, hải sản,..Thêm vào đó, trong quá trình mọc răng thì các mẹ có thể  sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn.
Theo phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ đút cho bé ăn bằng thìa và bé chỉ cần nuốt thức ăn. Vai trò của người mẹ trong phương pháp khá là lớn. Cùng đi tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm mà phương pháp này đem lại, như sau:

Ưu điểm



  • -          Bé ăn số lượng nhiều ngay từ khi bắt đầu, dễ tăng cân
  • -          Hệ tiêu hóa được bảo vệ nhờ tiêu hóa thức ăn xay nhuyễn
  • -          Thực đơn tối giản, không cầu kỳ và không tốn thời gian
  • -          Nhận được sự đồng ý của cả gia đình

Nhược điểm



  • -          Ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của bé, khiến phản xạ nhai kém
  • -          Bé khó phân biệt mùi vị và màu sắc của thức ăn
  • -          Khó tìm ra thức ăn yêu thích của trẻ

Phương pháp ăn dặm chỉ huy



Thực phẩm được luộc, hấp và kích cỡ ở dạng trẻ có thể dễ dàng cầm nắm và nhai nuốt dễ dàng. Bé tự mình lựa chọn và nhai nuốt tùy thích và mẹ chỉ có vai trò đảm bảo sự an toàn cho bé. Với phương pháp này thì bé nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
  • -          Bé ngồi bàn và dùng bữa chung với gia đình
  • -          Bé tự ăn và nhai đồ ăn
  • -          Thức ăn phải được hầm mềm và bé sẽ lựa chọn bằng tay

Về ưu điểm:



  • ·         Trẻ phát triển tự nhiên, phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn và tăng sự liên kết giữa các gaisc quan lại với nhau.
  • ·         Trẻ chủ động lựa chọn thức ăn và màu sắc
  • ·         Đồ ăn lành mạnh, tránh mắc hội chứng béo phì

       Nhược điểm



·         Không đong đếm được dinh dưỡng trẻ nạp vào cơ thể
·         Bé dễ ăn không sạch và tạo ra “ chiến trường”

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật



Phương pháp cho bé ăn dặm với cháo loãng với tỷ lệ 1: 10 cùng thức ăn đi kèm như rau, củ và thịt và được chế biến ở kích cỡ phù hợp với trẻ. Trong quá trình thực hiện phương pháp, mẹ nên cho bé ngồi trên ghế và tránh xa các thiết bị gây xao nhãng. Thêm vào đó, tuyệt đối không bắt ép và hối thuc trẻ trong quá trình ăn.

Ưu điểm



  • ·         Khả năng ăn thô sớm
  • ·         Làm quen với mùi vị thực phẩm
  • ·         Có lợi cho thận
  • ·         Tâm lý trẻ thỏai mái
  • ·         Kỹ năng nhai, nuốt được tăng cường

Nhược điểm

  • ·         Tốn thời gian

Các phương pháp ăn dặm nêu trên đều được các mẹ ưu tiên và là lựa chọn hàng đầu của các mẹ trên thế giới. Các bà mẹ Nhật thì yêu thích phương pháp kết hợp theo tỷ lệ 1: 10 nhưng các mẹ phương Đông như Trung Quốc như lại ưu tiên sử dụng phương pháp ăn dặm truyền thống. Và cũng không hiếm thấy, các mẹ tây thì lựa chọn phương pháp ăn dặm chỉ huy nhằm tăng tính tự lập của con từ khi còn nhỏ. Cá mẹ có thể sử dụng kết hợp các ưu điểm để lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé yêu nhà mình.


Nấu cháo cho bé các mẹ đều mong muốn tối đa hóa dưỡng chất nên nhiều lúc sự kết hợp có thể gây hại hoặc cho quá trình ăn trở nên công cốc. Cùng đón đọc với CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIA ĐÌNH các nhóm thực phẩm kỵ nhau để các mẹ tránh và luôn đảm bảo sức khỏe cho con.


Óc lợn với lòng đỏ trứng gà



Sự kết hợp này chứa hàm lượng cao cholesterol, cơ thể bé được hấp thụ thường xuyên có khả năng gây xơ vỡ động mạch và nặng hơn là nhồi máu cơ tim. Hai thực phẩm này có tác dụng xấu đối với sức khỏe của bé.

Thịt bò nấu cùng thịt lợn



Theo chuyên gia Đông y, thịt lợn có tính hàn còn thịt bò lại có tính ôn. Nếu mẹ kết hợp thì các dưỡng chất của cả thịt bò lẫn thịt lợn đều không còn. Khi nấu chung thành một bát cháo thì hàm lượng dinh dưỡng chẳng còn được bao nhiêu hoặc có thể khiến trẻ bị đau bụng, gặp các tình trạng táo hay tiêu chảy.

Thịt với đậu nành



Cả hai thực phẩm thịt và đậu nành đều chứa hàm lượng cao đạm, điều này thì không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Việc nạp quá nhiều chất đạm cùng một lúc có thể khiến trẻ gặp tình trạng táo bón.

Cà rốt và củ cải



Củ cải giàu vitamin C nhưng khi nấu chung cùng cà rốt thì các loại enzyme sẽ phá hủy các liên kết tạo nên vitamin C. Do vậy, mẹ nên cẩn thận và kết hợp cùng các thực phẩm khác để trẻ hấp thụ tối đa lượng vitamin C.

Thịt bò và lươn; thịt gà và cá chép



Sự kết hợp của lươn và thịt bò có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Còn trẻ có thể bị đầy bụng hay mụn nhọt khi mẹ nấu chung thịt gà và cá chép lại cùng một bát cháo
Đỗ đen cùng thịt bò
Trong thịt bò chứa nhiều chất sắt nhưng khi nấu chung cùng đỗ đen thì chất sắt sẽ bị mất đi. Nếu mẹ muốn bổ sung cả hai thực phẩm thì cho trẻ ăn cháo thịt bò và cách 2 tiếng sau trẻ có thể ăn chè đỗ đen.

Thịt bò cùng hải sản



Chất Photpho có trong thịt bò sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa với Canxi chứa trong hải sản. Do vậy, mẹ đừng nên nấu chung hai thực phẩm trên, nó có thể khiến trẻ khó hấp thụ Canxi

Gan động vật với cà rốt, rau cần



Gan động vật có chứa hàm lượng Đồng, Sắt và các nguyên tố kim loại khác khá cao. Khi các ion kim loại gặp các vitamin có trong rau, củ, quả sẽ tạo thành phản ứng oxy hóa. Thêm vào đó, rau củ cũng chứa nhiều chất Acid Oxalic có tác dụng làm chậm hoặc giảm sự hấp thụ Sắt của trẻ

Cuối cùng, còn một vài cặp thực phẩm kỵ nhau mong các mẹ biết và tránh như: khoai tây hoặc khaoi lang khi kết hợp với cà chua, mật ong kỵ nước đun sôi. Thêm vào đó, cải bó xôi kỵ tôm hay nước hoa quả kỵ sữa bò và cuối cùng là sữa không thể kết hợp với sữa có thể khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy, chứng khô tóc.


Chúng ta ngày ngày đi làm, tiếp xúc với bụi đường và khói bụi và phải mang một lớp make-up suốt một ngày dài. Và chúng ta vẫn mong muốn có một làn da khỏe mạnh, sáng mịn thì đừng quên hãy tẩy trang mỗi khi về nhà. Câu hỏi hóc búa được đặt ra là: tẩy trang đúng cách và an toàn như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay cùng CHĂM SÓC SỨC KHỎE Nhé!

Công dụng của tẩy trang

Tẩy trang là một trong những bước quan trọng trong quá trình làm sạch. Không chỉ những nàng hay trang điểm mới phải tẩy trang mà những cô nàng chỉ cần thoa kem chống nắng cũng nên tẩy trang nhé!
Đúng như cái tên gọi thì tẩy trang là tẩy đi các lớp trang điểm và gạt bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Sau khi sử dụng sản phẩm tẩy trang thì bạn sẽ có một gương mặt thông thoáng.
Tiếp theo, một vài tác hại nếu bạn có nhỡ không tẩy trang trong một khoảng thời gian dài như sau:
  • ·         Tắc lỗ chân lông, hình thành mụn
  • ·         Phá hủy các tế bào da
  • ·         Hạn chế quá trình tái tạo
  • ·         Tốc độ lão hóa nhanh hơn
  • ·         Da bị khô
  • ·         Với vấn đề về mắt

Có thể bạn đã từng nghe qua, một người phụ nữ Úc tại Sydney đã gặp phải nguy cơ cao dẫn đến bị mù vĩnh viễn do chuốt mascara suốt 25 năm mà không tẩy trang.

Các loại tẩy trang thường được sử dụng

  • -          Dầu tẩy trang
  • -          Nước tẩy trang
  • -          Sáp tẩy trang

Các thao tác tẩy trang đúng chuẩn


Với dầu tẩy trang thì nhũ hóa hoàn toàn chính là chìa khóa của sự thành công của cả giai đoạn. Các thao tác thực hiện lần lượt như sau:
  • ·         Rửa sạch tay
  • ·         Lấy 2 pump dầu tẩy trang cho toàn gương mặt
  • ·         Xoa đều dầu tây trang trong lòng bàn tay và giúp dầu nóng dần lên
  • ·         Thoa đều dầu ở toàn bộ gương mặt
  • ·         Massage theo chiều xoắn ốc
  • ·         Cho đến khi đánh bay các lớp cặn, trang điểm
  • ·         Rửa lại bằng nước ấm
  • ·         Thao tác nhẹ nhàng để rửa trôi toàn bộ dầu tẩy trang trên gương mặt
  • ·         Rửa lại bằng nước lạnh

Với nước tẩy trang ( micellar water ) thì tẩy trang sẽ dễ dàng hơn. Đầu tiên, lấy bông tẩy trang. Tiếp theo, thấm đẫm nước tẩy trang vào bông tẩy trang. Chú ý, mắt và môi sử dụng sản phẩm nước tẩy trang riêng giúp tăng tính tẩy trang và nhẹ dịu cho các vùng nhạy cảm như mắt, môi.


Cuối cùng, tẩy trang bằng dạng sáp thì vô cùng tiện dụng và khả năng đánh bay cao. Lấy một lượng sáp tẩy trang vừa đủ, tiếp theo sáp tẩy trang lên mặt và thao tác theo hình xoắn ốc để đánh bay các lớp trang điểm, kem chống nắng hay là bụi bẩn cứng đầu.


Tóm lại, tẩy trang là vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống ngày càng bị ô nhiễm hóa. Rửa mặt cũng là bước làm sạch sau khi tẩy trang, để có một làn da khỏe mạnh và mịn màng, hãy tẩy trang đúng cách nhé!



 Hằng ngày, bạn đều rửa mặt nhưng tại sao làn da bạn ngày càng xấu xí hơn. Có thể bạn đang mắc 5 sai lầm trong quá trình rửa mặt, hãy cùng đi tìm hiểu ngay với CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIA ĐÌNH  nhé!

Quên rửa tay


Tay bạn chứa rất nhiều vi khuẩn vì tay là nơi tiếp xúc với mọi thứ trong suốt một ngày dài. Sau khi về nhà, bạn muốn gạt bỏ mọi bụi bẩn và đánh bông sữa rửa mặt và massage đều trên gương mặt. Việc rửa mặt sẽ thành công cốc bởi những vi khuẩn đang trú ngụ trong lòng bàn tay đã xâm nhập được trên gương mặt của bạn.
Gợi ý hay ho cho các nàng “đãng trí”: đặt một lọ nước rửa tay cạnh bồn rửa mặt để luôn nhìn thấy nước rửa mặt và hạn chế tình trạng quên rửa mặt nhé!

Kỳ quá mức


Bạn có những thao tác tương đối mạnh tay với làn da mặt mỏng nhẹ của mình thì hãy dừng ngay những thao tác đó lại đi. Da mặt chỉ nên được massage nhẹ nhàng với lực của ngón tay áp út hoặc sử dụng tần số rung của máy rửa mặt. Với các thao tác rửa mặt quá mạnh tay và thêm sự trợ giúp của khăn mặt với loại vải thô ráp thì da mặt bạn sẽ bị đỏ và bị tổn thương

Sử dụng trực tiếp sữa rửa mặt lên da


Bạn đã từng rửa sạch tay rồi lấy sữa rửa mặt cho trực tiếp lên da mặt đã được làm ướt. Theo các chuyên gia khuyến cáo, sữa rửa mặt đều có các chất hóa học háu nước nên hãy đánh bông sữa rửa mặt bằng tay hoặc dụng cụ tạo bọt chuyên dùng giúp kích hoạt và có tác dụng làm sạch sâu và giảm tác động gây hại cho làn da của các nàng đó!

Rửa mặt liên tục


Da bạn lại có dầu thừa sau khi rửa mặt được khoảng 2- 3 giờ và bạn lại muốn đi rửa mặt. Hãy sắm ngay cho bản thân một phin tấm dầu và đừng quên rằng chỉ nên rửa mặt 2 lần / ngày vào buổi sáng và chiều tối.
Nếu bạn thường xuyên phải ra ngoài, bạn nên trang bị khẩu trang và đồ chống nắng để hạn chế các bụi bẩn có thể bám vào làn da và tránh gây nên tình trạng không tốt như: mụn, nám và cháy nắng.

Quên bôi kem dưỡng ẩm


Ngay khi vừa rửa mặt xong, hãy thoa một lượng nước hoa hồng ( toner ) vừa đủ để làm sạch sâu và cấp ẩm cho làn da. Sau đó, bạn đợi khoản từ 5 – 10 phút thì thực hiện các bước chăm sóc theo chu trình dưỡng da hoặc bôi kem dưỡng ẩm và yên tâm đi ngủ ngon.

Tạm kết, bạn đã từng mắc những sai lầm được nêu trên nhưng đừng tái diễn nó nữa. Mong rằng các giải pháp nhỏ được SỨC KHỎE GIA ĐÌNH gợi ý có thể giúp bạn phần nào trong công cuộc đổi mới và cải tiến quá trình rửa mặt của bản thân nhé!



Ăn đầy đủ dưỡng chất để có sữa cho con là ưu tiên tuyệt đối của các mẹ bỉm sữa nhưng liệu các mẹ có ăn nhầm các thực phẩm gây mất sữa sau sinh hay không? Để lợi đâu không thấy mà chỉ thấy thiếu sữa và mất sữa, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này với CHĂM SÓC MẸ & BÉ !

Các loại rau gia vị: Tỏi ớt, bạc hà, mùi tây, lá lốt

Theo kinh nghiệm dân gian thì các gia vị như mùi tây, bạc hà hay lá lốt, tỏi ớt có tính nóng dễ khiến cho sức khỏe mẹ và bé bị nổi mụn nhọt hoặc táo bón,…
Ai cũng biết rằng các gia vị này đều có hương vị khó cưỡng lại trong các bữa ăn nhưng vì lợi sữa các mẹ hãy cố gắng tránh các loại rau này một thời gian nhé!

Dưa cà muối xổi

Trong dưa cà lên men có chứa men vi sinh sống và các siêu vi khuẩn có lợi có tác dụng kích thích tốt hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột non. Nhưng các tác dụng trên chỉ chứa trong dưa cà đã được muối chín vàng.
Đối với dưa cà muối xổi vì thời gian lên men ngắn còn chứa nhiều hàm lượng làm gia tăng nguy cơ gây ung thư hoặc dễ gây ngộ độc.
Theo nhiều các mẹ đã từng sử dụng dưa cà muối xổi thì dưa cà dễ gây nên tình trạng ít sữa hoặc mất sữa ở các mẹ sau sinh.
Rau quả mang tính hàn: Bắp cải, khổ qua, lá dâu tằm
Khi sử dụng các món ăn được chế biến từ lá dâu tằm, khổ qua, bắp cải sẽ dễ làm tổn thương đến tỳ vị, qua đó ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu và các khoáng chất, làm giảm lực tiết sữa.

Măng

Trong măng chứa một lọa độc tố có thể gây ngộ độc, dị ứng hoặc có thể dẫn đến tử vong. Thông thường, măng được chế biến kèm với rất nhiều ớt để giảm tính độc của sản phẩm.
Do vậy, các mẹ tránh nên măng hoặc các chế phẩm từ măng như măng ngâm, măng tươi hay măng khô,…

Cafein: Socola, cà phê, trà xanh

Lượng Cafein có trong trà xanh, cà phê cũng có thể gây ra tình trạng ít sữa hoặc mất sữa sau sinh của các mẹ bỉm sữa. Nếu Cafein có trong cơ thể mẹ và trẻ nhỡ bú sữa có chứa Cafein thì không thể phân hủy được và tự đào thải ra ngoài, lâu ngày Cafein tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng quấy khóc, khó ngủ ở trẻ.
Cafein cũng khiến các mẹ dễ mất ngủ, khó tiêu ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Sự điều chỉnh độ cân bẳng trong cơ thể lâu dần sẽ thành tình trạng mất sữa.

Đồ uống có cồn: Bia, rượu

Trẻ bú sữa mà có chứa cồn và ga thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển các khả năng vận động của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi. Các mẹ nên hạn chế uống các đồ uống có ga hoặc cồn trong thời gian đang cho con bú nhằm hạn chế các tác nhân xấu có thể gây ra cho sức khỏe của trẻ.

Mỳ tôm

Mỳ tôm chứa nhiều hương liệu, phụ gia và chất béo, khi ăn nhiều dễ khiến các mẹ béo phì, khó tiêu hóa lại khiến cơ thể thiếu chất. Qua đó, thiếu chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động của tuyến vú và quá trình sản sinh ra sữa mẹ.


Tóm lại, các mẹ hạn chế hoặc có thể nên tránh các thực phẩm gây mất sữa mẹ sau sinh và bổ sung thêm các món ăn từ cá, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,...và thịt bò, thịt gà để có một cơ thể khỏe mạnh để nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh.

Sản phẩm có thể bạn quan tâm:





Bạn đang không đủ sữa cho con bú và cần cung cấp sữa cho bé khỏe mạnh. Cùng đón đọc ngay bài viết những thực phẩm lợi sữa cùng chăm sóc Mẹ & Bé nhé!

Sữa mẹ có tác dụng như thế nào đối với trẻ?

Sữa mẹ là sữa được hình thành từ tuyến vú của những người  phụ nữ sau khi sinh con, bắt đầu có nhiều vào từ 24 đến 48 giờ sau sinh. Sữa mẹ còn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ sơ sinh và chất miễn dịch tuyệt vời cho sức khỏe non yếu của trẻ.
·         Sữa mẹ luôn giữ vững ở nhiệt độ ổn định, an toàn cho bé và đặc biệt là vô trùng.
·         Sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu và dưỡng chất cần thiết cho bé
·         Hạn chế các bệnh do vi khuẩn tấn công như tiêu chảy, ho, hen,…
·         Giảm nguy cơ bị béo phì, mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch lúc trưởng thành
·         Ít có khả năng mắc các bệnh dị ứng, chàm, nhiễm trùng
·         Thúc đẩy sự phát triển của xương hàm
·         Hấp thụ chất Sắt một cách dễ dàng hơn
·         Trí não thông minh, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa phát triển

Thực phẩm lợi sữa

Rau ngót

Trong rau ngót chứa hàm lượng cao các chất Sắt, đạm và vitamin C,..Thêm vào đó, rau ngót làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm sau sinh do giúp điều chỉnh nồng độ Cholesterol.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A dồi dào, rau ngót góp phần tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh về mắt cần bố sung cho mẹ để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con.
Rau ngót thường được dùng để nấu canh với thịt băm là ngon nhất.

Ngó sen

Một trong những loại củ chứa các loại Vitamin và khoáng chất có lợi cho dạ dày, thanh nhiệt và giúp các mẹ sau sinh tăng cường lượng sữa mẹ.
Một vài thực đơn được gợi ý từ ngó sen như:
·         Sườn kho ngó sen
·         Củ sen chiên giòn
·         Canh sườn cùng sen
·         Cháo trắng với ngó sen
·         Thịt xào ngó sen


Chuối

Chuối sứ hay còn gọi là chuối tây, là một thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin K và Protein. Do cơ thể mẹ sau sinh thường yếu do mất máu nhiều nên cần được bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng Sắt cao.
Chuối cũng có tác dụng tốt trong nhuận tràng, tránh táo bón do giàu chất xơ.
Chuối có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp với sữa chua.

Họ nhà đậu

Các loại đậu như : đậu đen, đạu xanh, đậu nành, đậu đỏ ,.. bao gồm các chất dinh dưỡng đa dạng như chất xơ, vitamin,.. Thêm vào đó, đậu thường mang hương thơm dễ chịu, thanh mát và cảm giác dễ chịu sau khi sử dụng.
Các mẹ có thể sử dụng sữa đậu nành, chè đậu xanh và đậu đen hoặc nấu canh hầm cùng các thực phẩm khác như gà hoặc sườn non,..

Đu đủ

Chân giò hầm đu đủ là món ăn cung cấp các dưỡng chất như Protein,.. Món ăn cũng giúp điều trị hiện tượng sữa loãng của phụ nữ sau sinh. Đu đủ giàu hàm lượng Magie, Sắt và Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, bổ máu cho các mẹ.
Mặt nạ đu đủ cũng mang lại cho các mẹ một làn da khỏe đẹp và hạn chế nổi mụn và sạm da sau sinh.

Sung

Trong sung chứa nhiều Canxi, Sắt và Photpho. Sung cũng là một trong những thực phẩm lợi sữa , có lẽ do sung có vị hơi chát và khó vệ sinh một cách ngon miệng.
Các món được chế biến từ sung như sung kho thịt ba chỉ, sung chấm với bột canh I - ốt.

Thịt bò

Thịt bò được chứa hàm lượng cao đạm và vitamin B12 giúp bổ máu, phục hồi sức khỏe sau sinh cho phụ nữ. Thị bò có thể chế biến xào với hành tây, cần tây hoặc hấp hoặc nấu cháo để gia tăng sự đa dạng trong thực đơn.

Mọi người có thể nghĩ rằng cá là đồ tanh và không nên sử dụng nhưng trong cá chứa nhiều Dha, Omega-3 có lợi cho sự phát triển trí não, mắt và tim mạch. Thêm vào đó, những chất trên cũng giúp mẹ lợi sữa và giảm mỏi mệt hiệu quả.


Cuối cùng, dạnh sách các thực phẩm lợi sữa nêu trên, liệu các mẹ đã tự tin và không lo thiếu sữa cho bé yêu nhà mình chưa nào?

Sản phẩm có thể bạn quan tâm