Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Rôm sẩy là gì?

(có tên khoa học là Prickly heat hay Miliaria) là hiện tượng da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé do các ống dân mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng dưới lớp da, chủ yếu là lỗ chân lông dân đến hiện tượng bị rôm xảy ở trẻ. Trẻ sơ sinh thường xuất hiện rôm sẩy vào mùa hè, chủ yếu ở các vùng tiết ra nhiều mồ hôi như lưng, ngực, cổ, trán....cũng có khi còn xuất hiện ở kẽ nách, háng. Các dấu hiệu của rôm sẩy như nổi mụn nước dưới da, mụn đỏ theo mảng, gây ngưa râm ran và rát. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho bé phải rất cản thận.
Rôm sảy ở trẻ nhỏ
Các mức độ nặng nhẹ của rôm sảy

1. Rôm sảy kết tinh

Đây là dạng nhẹ nhất của rôm sảy khi tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da (lớp sừng) bi tổn thương. Triệu trứng là xuát hiện mun nước nhỏ, trong nổi trên da. Tuy nhiên những mụn nước này lại không sâu, nông, xung quanh sần, dễ vỡ nhưng dễ lành, không gây ngứa và khó chịu da cho bé. Đây là dạng rôm sẩy đễ mắc nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng nếu không được chăm sóc và phòng tránh  đúng cách thì lâu dần sẽ kết tinh thành dạng nặng ( Rôm sảy đỏ).

2 Rôm sảy đỏ

Rôm xảy đỏ thường xuất hiện sau rôm sẩy kết tinh, đây là dạng nặng của rôm xảy, nó trở nên nghiêm trọng hơn khi bé bị rôm xảy kêt tinh lâu ngày không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Rôm xảy đỏ xảy ra ở lớp thượng bì trên - lớp sâu hơn, có mụn đỏ, gây khó chịu và đau rát
Rôm sảy đỏ có thẻ xuát hiện or trẻ sơ sinh từ 1-3 tuần đầu sau sinh hoặc ở các bé bị rôm sẩy kết tinh lâu ngày. Rôm sảy đỏ gây cảm giác khó chịu, đau rát. làm bé mất ngủ, quấy phá, bé hay gãi ở những vị trí bị rôm sảy nhiều, khiến mụn bị vỡ. việc bị rôm sãy thường xuyên mà không có các biện pháp điều trị kịp thời sẽ làm cho bệnh nắng hơn gây các biên chứng nguy hiểm khác.

3. Rôm sảy sâu

Đây là loại rôm sảy nặng nhát nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ mà thường chỉ xuất hiện ở người lớn, nhất là những ngừi đã từng bị rôm xảy nhiều lần. làm tổn thương lớp bì sâu dưới da.
Bệnh rôm sảy sâu không gay ngứa, đau rát nhưng lại làm bit tắc lõ chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng được. Hậu quả người bệnh dễ bị buồn nôn, đau đầu, tim đạp nhanh, kiết sức do nóng.

Các nguyên nhân gây nên rôm sẩy ở trẻ

Bệnh rôm sảy ở trẻ chủ yếu do bít tắc lỗ chân lông, sự thay đổi khi tiết mồ hôi và hô hấp qua da của trẻ.
Các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra rôm sẩy
  • Do cơ thể của tre sơ sinh và trẻ nhỏ đang phát triển, làn da còn mỏng, nhạy cảm khi kết hợp với tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên khiến mồ hôi khó thoát ra hơn người lớn.
  • Rôm sảy thường xuyên xảy ra vào mùa nóng, khi nhiệt độ, độ ẩm không khí cao làm cho da khó bài tiết và tuyến mồ hôi làm việc quá sức. Ỏ các quốc gia nhiệt đới, trong đó có Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh rôm sẩy cao hơn nhiều.
  • Các bé sơ sinh bị bệnh phải nằm trong lồng ấp đễ bị rôm sảy hơn các bé khác.
  • Các bé hiếu động, vận động qua sức cũng làm các tuyến mồ hôi làm việc quá sức dễ gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra rôm sẩy.
  • Môi trường sinh hoạt của bé chứa nhiều bụi bẩn cũng gây bít tắc lỗ chân lông gây ra rôm sảy
  • Một lưu ý nữa với cac mẹ là, việc mặc quá nhiều quần áo sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, gián tiếp gây ra rôm sảy ở bé.

Cách trị rôm sẩy cho bé bé bằng khăn sạch, mềm mịn, thấm nước.

Vệ sinh cho bé


  • Làm mát và làm sạch cơ thể cho bé bằng cách tắm  nước mát
  • Tắm bằng nước sạch hoặc sữa tắm có dộ PH trung bình ( PH từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp)
  • Lau khô cho

Thay quần áo cho bé

Chuẩn bị cho bé những bộ quàn áo thoáng mát, vải cotton 100% thấm mồ hôi,Tránh lựa chọn vải len hay chất liệu tổng hợp gây kích ứng da.

Không được gãi hay chà sát vào da

Vùng da của trẻ khi bị rôm sảy rất nhạy cảm, nhất là khi bé bị rôm sảy nặng, có mụn nước, gãi cào vào da sẽ gây trầy xước và dễ nhiễm khuẩn. Các mẹ nên chủ động cát ngắn và dũa móng tay, chân cho bé thường xuyên

Đưa trẻ bị rôm sẩy đến bệnh viện

Khi tình trạng rôm sảy ở bé kéo dài một tuần và có những dấu hiệu nặng hơn. Hoặc trẻ bị tái phát và có dấu hiệu bị nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để có cách điều trị kịp thời và phù hợp nhát. 
Một số mẹo dân gian các có thể áp dụng để làm sạch da cho bé như tắm nước lá, tắm các loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới... những loại quả này có tính mát, hơn nữa nó cũng cung cấp những dưỡng chất kháng sinh tự nhiên cho bé, giúp da trẻ chông lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.Các mẹ chú ý nên làm sạch các loại quả này cho bé nhé!
Mướp đắng có tính mát giúp điều trị bênh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều lại vi khuẩn cứng đầu trên lá, đun sôi cũng không chết được vì vậy các mẹ nên ngâm trước với muối hoặc nước tim. Hoặc có thể nghiền đun làm nước tắm cho bé.
Các mẹ nên tắm bằng sữa tắm để làm sách cơ thể bé trước khi tắm nước lá. Sau khi tắm nước lá cũng nên tắm lại bằng nước ấm để làm sạch phần bột, lông lá còn đọng lại trên cơ thêt bé.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp dùng nước lá mà tình trạng rôm sảy vẫn không khỏi dó là do khí huyết nóng tù bên trong cơ thể bé thì cách duy nhất đó là cho bé ăn những đồ mát. 
Bổ sung nhiều  rau xanh và hao quả cho bé

Sử dụng phấn rôm

Phấn rôm cũng là một lựa chọn mà các mẹ hay dùng cho bé. công dụng của phấn rôm giúp làm mát và khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện tượng rôm sảy. Tuy nhiên các mẹ nên lựa chọn loại phấn rôm phù hợp và nếu thấy có hiện tượng bất thường thì phải ngưng sử dụng ngay.
Các mẹ nên lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho bé, tránh để bé hít phải có thể gây buồn nôn, ho, khó thở. tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết.

Phấn rôm giúp da bé khô thoáng dễ chịu, điều trị hiện tượng bị rôm sảy


Bài viết liên quan


DHA là một trong những vi chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lớp màng tế bào thần kinh , thị giác và chất xám chính bởi vậy loại vi chất này vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển não bộ. 
Đặc biệt trong những năm đầu đời thì việc bổ sung loại vi chất này đầy đủ cho con lại càng trở nên quan trọng hơn, bởi thời điểm này là giai đoạn phát triển mạnh của trí não. Việc thiếu DHA khiến cho trẻ phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí não, bé kém thông minh, bị suy giảm miễn dịch. DHA còn giúp các chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai giảm thiểu được tình trạng tiền sản giật , trầm cảm sau sinh…vv
Bổ sung DHA cho mẹ bầu như thế nào
Bổ sung DHA cho mẹ bầu như thế nào

>>> Cách bổ sung bio island dha cho bà bầu giúp mẹ khỏe bé thông minh
Nhưng loại vi chất này cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua các loại thực phẩm và các loại vi chất chuyên bổ sung DHA. Thời kỳ mang thai DHA cũng là một trong những vi chất rất cần thiết đối với quá trình phát triển của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vậy lượng DHA cần bổ sung cho mẹ bầu là như thế nào hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau:
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai lượng DHA cần bổ sung cho cơ thể cũng khác nhau cụ thể:
·         Trong tam cá nguyệt thứ nhất : Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng như sắt, protein và canxi đầy đủ mẹ bầu đừng quên bổ sung DHA cho mình nhé. Có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc có thể bổ sung qua các loại vi chất bổ sung DHA. Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm vì thế mẹ bầu cần thật cẩn thận trong giai đoạn này từ các hoạt động hàng tới các vitamin và khoáng chất bổ sung cho mẹ bầu. Đặc biệt trong giai đoạn này tình trạng ốm nghén thường xảy rảats nhiều khiến cho mẹ bầu hấp thụ dưỡng chất khá kém.
Cách bổ sung DHA cho mẹ bầu hiệu quả
Cách bổ sung DHA cho mẹ bầu hiệu quả

·         Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 : Giai đoạn này tình trạng ốm nghén đã được giảm thiểu, và việc ăn uống của mẹ bầu đã có phần dễ dàng hơn. Giai đoạn này là gaii đoạn não của bé phát triển rất mạnh và liên lục do đó cần bổ sung đầy đủ DHA trong giai đoạn này là yêu cầu vô cùng quan trọng. Lúc này hàm lượng DHA cần bổ sung nhiều hơn so với giai đoạn đầu.
·         Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 : Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu. giai đoạn này bé cũng phát triển rất nhanh chính bởi vật nên lựa chọn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu DHA để bổ sung cho bé!

Trên đây là những chia sẻ về việc bổ sung DHA đầy đủ cho bé, các MOM hãy khám phá ngay nhé!

Xem thêm 
>>> 8 điều cần kiêng kị sau khi sinh mổ
>>> Những lỗi khi nuôi con mà 9/10 ông bố bà mẹ mắc phải
Sau khi sinh mổ thì các MOM cần phải có những kinh nghiệm để chăm sóc và bảo vệ bản thân, việc có những kinh nghiệm này sẽ giúp các MOM nhanh chóng phục hồi được sức khỏe và mau lành vết thương hơn vậy những kiến thức cần có đó là gì, các MOM hãy cùng tìm hiểu với một vài gợi ý khá đơn giản sau nhé!
Sau khi sinh mổ thời gian cần nghỉ ngơi tại bệnh viện vào khoảng 2-4 ngày để có thể đảm bảo ổn định về sức khỏe ngoài ra cần kiêng 8 điều dưới đây
1. Không gây ra những áp lực lên vết mổ đẻ
Không gây ra những áp lực lên vết mổ đẻ
Không gây ra những áp lực lên vết mổ đẻ

Vết mổ đẻ sẽ lành dần theo từng ngày và điều quan trọng chính là không được gây áp lực lên vết mổ đó. Các MOM không nên mang vác đồ vật nặng ngoài ra cũng không nên bế bé trong tư thế cúi xuống để bế lên thay vào đó hãy nhờ người bế bé lên và chờ sẵn bé trong tư thế ngồi thẳng lưng. Ngoài ra cũng không nên làm các công việc nhà ngay sau khi mổ.

2. Không được gãi lên vết mổ đẻ
Sau khoảng 6 tuần sau khi sinh vết mổ sẽ gần như lành lại và lúc này sẽ gây ra cảm giác ngứa và hơi khó chịu ở bụng, đặc biệt trong mùa nắng nóng khi mồ hôi bị đọng ở đó, tuy nhiên các mẹ nên hạn chế tối đa nhất việc gái và gây tổn thương lên vết sẹo mổ khiến cho vết sẹo thêm trầm trọng hơn.

3. Không thực hiện chà sát lên vết thương
Khi tắm các MOM cũng cần lưu ý không được chà xát mạnh lên vết mổ mà chỉ cần sử dụng tay kì nhẹ nhàng. Đặc biệt khi vết thương còn chưa không không nên để vết thương bị dính nước. Nếu vết thương có những biến chứng như có mủ, đau, đi kèm với triệu chứng sốt thì nên tới gặp bác sĩ.

Cách tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh với sữa bò non của Úc

4. Không được tập thể dục nặng sau khi sinh mổ
Không tập thể dục nặng sau khi sinh mổ
Không tập thể dục nặng sau khi sinh mổ

Sau khi sinh việc dư thừa cân là tình trạng khá phổ biến, và nhiều MOM muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng và ra sức tập luyện để có thể đạt được điều này. Nhưng việc tập luyện ngay sau khi sinh là điều không tốt. Theo các chuyên gia khuyến cáo sau khi sinh khoảng 2 tháng khi vết mổ đã lành mới nên tập luyện thể dục thể thao và nên bắt đầu cùng với những bài tập nhẹ nhàng.

5. Không được quan hệ tình dục sau sinh
Sau khi sinh khoảng 6-8 tuần mới nên quan hệ trở lại, và các MOM cũng đừng quên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi trở lại với việc này.

6. Hạn chế lái xe sau sinh
Lái xe sau sinh có thể gây đau cho mẹ bởi ngồi quá lâu vì vậy thời gian đầu sau sinh mẹ bầu nên hạn chế việc này.

7. Không nên leo cầu thang
Những điều sau khi sinh mổ nên kiêng
Những điều sau khi sinh mổ nên kiêng

Việc hạn chế đi lại bằng cầu thang bộ cũng là cách để giảm bớt đau đớn ở vết mổ sau khi sinh.

8. Không nên tắm quá lâu
Không nên tắm quá lâu và không nên làm ướt vết mổ cũng là lời khuyên mà các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên thực hiện.

Xem thêm
>>> Những lỗi khi nuôi con mà 9/10 ông bố bà mẹ mắc phải
>>> Sữa milo úc dành cho bé mấy tuổi?
Nuôi con luôn là một cuộc chiến khá nhiều chông gai với các cặp vợ chồng trẻ. Và dĩ nhiên là những lỗi nuôi con cũng luôn dễ dàng mắc phải. Cụ thể những lỗi nuôi con nào các ông bố bà mẹ thường gặp phải nhất hãy cùng nghiên cứu để tránh những sai lầm này với những chia sẻ sau nhé!

Lỗi 1 : Cha mẹ luôn lo lắng rằng việc bé khóc là một trong những dấu hiệu của điều xấu và cuống cuồng lên khi con khóc
nhung-loi-khi-nuoi-con-ma-9-10-ong-bo-ba-me-mac-phai
Quá lo lắng khi con khóc
Việc chú ý tới những thay đổi, hoạt động cử chỉ của bé là vô cùng tốt đặc biệt khi bé khóc cũng được coi là một trong những dấu hiệu bất thường nhưng đừng quá dập khuôn nó nhé! Không phải lúc nào trẻ khó cũng là một trong những vấn đề.  2/3 số lần trẻ khóc với các bé dưới 3 tháng tuổi là bình thường, là chỉ để giao tiếp và cần bạn yêu thương. 
Khi bé dưới 6 tháng tuổi việc bé khóc là một trong những cách giao tiếp và các MOM cần biết đó là những gì trẻ cần. Tuy nhiên khi bé khóc cũng cần kiểm tra nhiệt độ, tình trạng sức khỏe cũng như có cái hiểu linh động hơn khi bé khóc. Bé khó có thể là do đói, hoặc do vé đi vệ sinh...vv
Với trẻ trên 6 tháng tuổi thì việc trẻ khóc quá nhiều có thể phức tạp hơn vì lúc này bé đã phát triển nhiều về mặt tâm lý, lúc này các MOM cần tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân khiến cho bé khóc là gì. Nếu là liên quan tới bệnh lý thì sẽ phải có những dấu hiệu khác đi kèm và không chỉ dừng lại ở việc bé khóc.
Lỗi 2 : Cha mẹ luôn cho rằng việc phát triển cân nặng của bé luôn luôn có xu hướng tăng tháng sau nặng hơn tháng trước
nhung-loi-khi-nuoi-con-ma-9-10-ong-bo-ba-me-mac-phai
Luôn mặc định con phải tăng cân qua từng tháng
Đây là một trong những lỗi mà không ít các bậc cha mẹ mắc phải. Thực tế, chỉ cần bé nằm trong khoảng từ 3rd -97th cũng được xem là bình thường. 
Hơn nữa có những thời điểm bé sẽ tự điều chỉnh cân nặng để phát triển tốt hơn. Giả sử như bé có thể tăng cân 2 tháng sau đó đứng cân hoặc chậm tăng cân.
Trên đây là 2 lỗi vô cùng cơ bản mà các ông bố mà mẹ Việt thường mắc phải các MOM hãy tìm hiểu để tránh mắc phải những sai lầm này nhé!
Xem thêm 

"Sữa milo úc dành cho bé mấy tuổi" luôn là một trong những câu hỏi mà nhiều MOM đặt ra. Bởi Milo là một trong những sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt hơn, những dưỡng chất này vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. 

Nhưng không phải bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể sử dụng dòng sản phẩm này tương ứng với dòng sản phẩm này sẽ có những độ tuổi phù hợp khác nhau. 

Vậy sữa Milo úc sử dụng cho những đối tượng nào và độ tuổi như thế nào hãy cùng tham khảo với một vài gợi ý sau:

Sữa milo úc dành cho bé mấy tuổi?
Sữa milo úc dành cho bé mấy tuổi?


1. Những hàm lượng dinh dưỡng mà sữa milo úc mang tới cho cơ thể

  • Sữa Milo úc được sản xuất với dây chuyền tiên tiến cùng công thức cải tiến chiết xuất từ mầm lúa mạch giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Cung cấp các Vitamin nhóm B giúp chuyển hóa đường thành năng lượng, thúc đẩy hệ thần kinh trung ương luôn khỏe mạnh. Thành phần này còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não.
  • Cung cấp hàm lượng sắt thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu. Giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trên cơ thể.
  • Hàm lượng chất xơ có trong Milo còn giúp loại bỏ 1 phần đáng kể các thực phẩm ra khỏi cơ thể.

2. Đối tượng sử dụng sữa MILO

Đối tượng sử dụng sữa MILO ÚC
Đối tượng sử dụng sữa MILO ÚC
  • Trẻ em trên 2 tuổi có thể sử dụng Milo pha cùng với sữa công thức để bổ sung cho trẻ hàng ngày.
  • Bổ sung Milo cho người lớn, người già.
  • Bổ sung Milo cho phụ nữ mang thai.

3. Câu chuyện về sữa MILO

  • Sữa Milo là loại sữa được đặt tên theo nhà vô địch MILON một huyền thoại thể thao người Hy Lạp có sức khỏe phi thường. Sữa Milo là một trong những sáng kiến tuyệt vời của Tom Mayne cựu giám đốc công nghệ hóa học của Nestlé cùng ông Lauren Mareschi.
Xem thêm
>>> Tăng trưởng cân nặng ở trẻ như thế nào là hợp lý
>>> Cách chăm sóc răng sữa cho bé theo từng giai đoạn

Một trong những nỗi lo lớn của các MOM chính là bé nhà mình phát triển có tốt không có đủ chiều cao và cân nặng hay không. Các MOM luôn muốn nhìn thấy bé yêu nhà mình được tròn tròn và luôn muốn bé ăn nhiều hơn mà không để ý tới rằng việc bé phát triển như thế nào là bình thường khi nào trẻ tăng cân mẹ nên mừng, khi nào trẻ tăng cân mẹ nên lo và tăng cân như thế nào là đủ. Thực tế khi bé phát triển luôn có những chiều cao và cân nặng chuẩn được đưa ra. Các MOM hãy cùng theo dõi để biết bé phát triển có chuẩn không nhé!

Xem thêm 
>>> Cách chăm sóc răng sữa cho bé theo từng giai đoạn
>>> Những loại thực phẩm có hàm lượng Canxi dồi dào giúp bé phát triển chiều cao

Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ là gì?


Để có thể đánh giá sức khỏe của bé thì tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của bé sẽ được theo dõi theo biểu đồ tăng trưởng. Trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ thì mỗi lứa tuổi đều có những khoảng cách chiều cao và cân nặng nằm trong giới hạn chuẩn theo độ tuổi cũng như giới tính. Chỉ khi nào bé không tăng cân 3 tháng liền hoặc trẻ sụt cân bạn mới phải lo lắng và lúc này sẽ rất cần tăng cường dinh dưỡng cho bé.

Tốc độ tăng trưởng của trẻ theo bảng tiêu chuẩn 

- Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 - 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.
- Từ 3 - 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 - 600g.
- Từ 6 - 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 - 500g.
- Từ 9 - 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 - 400g.
- Từ 12 - 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 - 300g.
- Từ 2 - 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 - 200g.

Tiền dậy thì và dậy thì mỗi tháng trẻ tăng 200 - 500g, đôi khi hơn nữa tùy vào chế độ dinh dưỡng và hoạt động của trẻ.

Biện pháp giúp bé tăng cân khỏe mạnh hơn 


Trước tiên cha mẹ cần biết rõ được quy luật tăng cân của trẻ để chăm sóc bé một cách khoa học nhất đồng thời giúp bé phát triển khỏe mạnh và cân đối hơn 
  • Nếu trẻ tăng cân đều đặn đúng theo lứa tuổi như trên chứng tỏ chế độ ăn uống của bé hiện tại phù hợp với nhu cầu của trẻ.
  • Trường hợp trẻ chậm tăng cân so với độ tuổi, hoặc ba tháng liền trẻ không tăng cân hoặc trẻ sụt cân trong thời gian gần đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để. 

Trên đây là những chia sẻ về việc tăng trưởng cân nặng ở trẻ các MOM hãy tham khảo để có cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhé!

Việc chăm sóc tốt răng sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phát triển răng vĩnh viễn sau này của bé, nhưng việc chăm sóc răng như thế nào cho khoa học vẫn còn là bài toán khó với nhiều MOM hãy cùng lắng nghe một vài gợi ý về cách chăm sóc răng sữa cho bé theo từng giai đoạn phù hợp nhé!

Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi


Thực tế, những vi khuẩn đang tồn tại trong miệng không thể gây những tác động xấu cho nướu khi bé cưng chưa mọc răng. Tuy nhiên, lúc này bạn nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng việc vệ sinh nướu. Điều này sẽ giảm các nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng. Các mẹ chỉ cần quấn chiếc khăn sạch hay miếng gạc nhỏ xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu của trẻ, cả hàm trên lẫn hàm dưới. Bạn nên vệ sinh nướu cho con cưng trước khi bé đi ngủ và sau khi ăn sáng để tránh các vi khuẩn có hại phá vỡ bề mặt răng sữa của con. Trong vòng vài ngày hay thậm chí vài tuần trước khi mọc răng, các mẹ sẽ dễ nhận thấy bé yêu thường chảy nước dãi nhiều kèm theo sở thích nhai bất cứ vật gì trẻ có được. Bên cạnh đó, việc đưa bé đến khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi bé mọc chiếc răng sữa nhỏ xinh đầu tiên cũng được các nha sĩ khuyến khích.

Giai đoạn khi bé từ 6-12 tháng tuổi


Sau sự xuất hiện của chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ sẽ nhận thấy con yêu sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng và vị trí của chúng lần lượt theo thứ tự: Răng cửa trung tâm thấp hơn, răng cửa trung tâm trên và răng cửa phía dưới. Trong giai đoạn này, nếu con yêu cảm thấy ngứa lợi, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để tránh cho con mút tay dẫn đến việc đụng chạm vào nướu và lợi gây đau.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn chiếc khăn sạch hay miếng gạc nhỏ xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu của trẻ, cả hàm trên lẫn hàm dưới. Nếu bé quấy khóc nhiều do cảm thấy đau trong quá trình mọc răng, các mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc cho con cưng sử dụng thuốc giảm đau.

Giai đoạn bé từ 12-18 tháng tuổi



Với độ tuổi này, bạn có thể dễ dàng cho bé cưng sử dụng bàn chải đánh răng. Bố mẹ nên chọn cho trẻ loại bàn chải với lông mềm, có cấu trúc và kích thước phù hợp với những chiếc răng sữa của con. Đồng thời, bé nên sử dụng kem đánh răng được các nha sĩ khuyên dùng như loại không cay, có vị ngọt dịu và mùi thơm tự nhiên kèm theo các hợp chất giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Xem thêm 
>>> Những loại thực phẩm có hàm lượng Canxi dồi dào giúp bé phát triển chiều cao
>>> Nên bổ sung những loại thực phẩm nào giúp bé phát triển trí não