1. Cho bé bú quá nhiều trong 1 lần
Uống quá nhiều sữa mẹ trong 1 lần khiến dạ dày của bé không chứa hết
Không giống những bé lớn, đối với những bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dung tích dạ dày còn bé. Chính vì vậy, khi mẹ cho ăn quá nhiều trong 1 lần sẽ xuất hiện hiện tượng trào ngược, điều này là 1 trong những nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ. Các mẹ hãy linh hoạt hơn, cho bé ăn thành nhiều lần và giảm lượng sữa cho mỗi lần, vừa đảm bảo trẻ đủ chất dinh dưỡng mà lại không bị no quá.
2. Cho bé nằm sau khi bú xong
Bé sẽ nôn trớ ngay nếu bạn cho bé nằm luôn sau khi bú
3. Tư thế ngủ sai cách
Bé yêu nằm ngủ không đúng cũng sẽ gây ra nôn trớ
Tư thế ngủ của bé cũng vô cùng ảnh hưởng đến việc nôn trớ ở trẻ. Việc các mẹ cho bé nằm không gối hoặc gối quá thấp khiến sữa mẹ cũng sẽ bị trào ngược ra ngoài. Khi bé ngủ, các mẹ hãy cho bé nằm dốc 1 góc 30 độ để sữa không có cơ hội trào ngược ra bên ngoài.
4. Cho bé bú không đúng cách
Các mẹ thường nghĩ cứ "vạch ra cho con bú" là xong. Nhưng tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách. Sự vô tình này cũng là nguyên nhân gây ra trẻ nôn trớ vì không được bú đúng cách, sữa sẽ không xuống được dạ dày bé, khiến sữa bị đẩy ra ngoài.
Cách cho bú đúng cách: Đầu tiên hãy cho bé bú đầu bú bên tay trái trước, vì mới bú nên lượng sữa ít bé có thể nằm nghiêng bên phải. Đến 1 lượng vừa đủ, mẹ đổi bên đầu vú sang phải vì lúc này lượng sữa đã khá nhiều và bé cần nằm nghiêng bên trái để cân bằng lượng sữa trong dạ dày, tránh bị nôn trớ.
5. Tránh để bé nuốt nhiều không khí khi bú
Nhiều bà mẹ chọn cho con bú bằng bình nên lưu ý
Điều này xảy ra ở trẻ bú bình, khi sữa không tràn đầy núm vú sẽ khiến không khí lọt vào và bé sẽ "nuốt" luôn lượng không khí đó vào bụng. Đây cũng là điều khiến sẽ trẻ bị nôn trớ. Các mẹ hãy luôn để núm bú được đầy sữa, tánh không khí lọt vào khi trẻ đang bú.
Các mẹ hãy luôn chú ý những điều trên để khắc phục và hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét