Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Hiển thị các bài đăng có nhãn sưc-khoe-be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sưc-khoe-be. Hiển thị tất cả bài đăng

Căn bệnh liên quan đến dạ dày phần lớn là do chế độ ăn uống. Do vậy cùng tìm hiểu ngay bệnh dạ dày và cách chữa trị đơn giản từ thực phẩm cùng SỨC KHỎE MẸ & BÉ nhé!


Axit trào ngược

Một vài nguyên liệu có tác dụng với chứng axit trào ngược có thể kể tên như: hạt thì là, lá húng quế hoặc lá đinh hương rồi từ từ nhai từ từ trong miệng – lời khuyên từ Amrita Rana.

Cũng theo Blogger  thực phẩm trên thì “ bất cứ thứ gì làm tăng lượng nước bọt đều có tác dụng cân bằng độ axit trong dạ dày”



Nước dừa cùng thịt dừa non hoặc một ly bơ sữa là một lựa chọn thay thế nếu bạn không thể pha một ly nước ấm cùng sữa chua nguyên chất để uống.

Hơn nữa, bơ sữa giúp làm dịu dạ dày, giảm kích ứng ở niêm mạc dạ dày, chống trào ngược axit và hỗ trợ tiêu hóa tốt.


Công thức pha

  • Kết hợp ¼ hộp sữa chua nguyên chất cùng 500 ml nước ấm. Sau đó, trộn đều

  • Vài hạt muối biển cùng một nhúm thì là và chút gừng nghiền và lá rau mùi tươi hòa chung với 500 ml nước ấm

Tiêu chảy



Một trái bầu có chứa nhiều thành phần có công dụng hiệu quả điều trị chứng tiêu chảy. Thực đơn từ quả bầu đa dạng từ món súp, cà ri kết hợp với cà chua hoặc món hầm.

Quả bầu chứa hàm lượng lớn chất xơ và nước, có khả năng dễ tiêu hóa và ít calo

Điều bắt buộc khi mắc bệnh tiêu chảy là uống nhiều nước để cơ thể tránh mất nước.



Bổ sung nước uống cho cơ thể khoảng từ 1,5 – 2 l là tốt nhất. Trái cây cũng là lựa chọn thông minh như bơ, táo, lựu hay trà gừng. Do gừng chứa chất chống oxy hóa và cấp nước cho cơ thể.

Công thức pha

  • 2 lát gừng cho 150 ml nước ấm

  •  Hồi hương được kết hợp với bột nghệ cùng với 300ml nước , sau đó đun sôi

Khó tiêu

Bạn cảm thấy bụng khó tiêu, hãy cố nhớ lại xem 24 giờ trước bạn đã ăn gì, đó là điều đầu tiên khi bạn bị chứng khó tiêu.

Khi bạn đang mắc chứng khó tiêu thì nên hạn chế ăn các thực phẩm như: sữa, ngũ cốc, rau sống, các thực phẩm khiến bụng bạn bí bách hơn.



Các gia vị nên được thêm vào món ăn như: gừng, quế, tiêu tăng thêm hương vị và tăng khả năng tiêu hóa đồ ăn của hệ tiêu hóa. Các món ăn nên được chế biến là món súp hoặc canh.

Nước ép cũng là một gợi ý hoàn hảo trong giai đoạn này. Có thể uống một ly nước ép hành tây và mật ong hoặc một ly bơ sữa.

Bạn đang có hiện tượng trào ngược axut, viêm dạ dạy hay ợ nóng thì tỏi, hành tây là những thực phẩm tốt kỵ. Khi tiêu hóa hai thực phẩm trên, tình trạng của bạn sẽ càng xấu hơn.

Công thức pha chế

  • Trộn 3 tép tỏi cùng 10 lá húng quế cùng 50ml nước ép cỏ lúa mì. Mỗi ngày nên uống một ly.



Tạm kết, các bệnh liên quan đến dạ dày chủ yếu cho chế độ ăn uống, việc kết hợp các gia vị như nghệ, thì là, húng quế, mùi tây là các thực phẩm ăn kèm giúp ích cho sức khỏe.


Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ có độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi có tỷ lệ mắc chứng béo phì và thừa cân chiếm khoảng 2,4% dân số Việt Nam vào năm 2016 theo số liệu của Global Health Observatory ( Đài quan sát y tế toàn cầu ) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới. Con số trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì ở Việt Nam vào khoảng 222.480.000 trẻ. Đáng buồn thay, con số này đang ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu suy giảm.
Dù Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì thấp nhất các nước Đông Nam Á nhưng cha mẹ cũng không thể coi thường và xem nhẹ nó. Vậy cùng đi tìm hiểu ngay với CHĂM SÓC MẸ & BÉ nhé!


Béo phì là gì?



Béo phì chính là tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức tại một số vùng tại cơ thể hay toàn bộ cơ thể. Béo phì là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với mọi lứa tuổi. Dựa vào sự phát triển của các khu vực thì tỷ lệ béo phì lại tỷ lệ thuận, tiêu biểu như: tại các thành phố lớn tỷ lệ lên tới 5,6 – 6,5% và giảm dần ở các khu vực nông thôn.

Nguyên nhân gây béo phì

Các nguyên nhân gây béo phì và thừa cân phổ biến là thiếu hoạt động thể chất, hấp thụ quá nhiều năng lượng hoặc đồ ăn nhanh, do yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác. Chiếm tỷ lệ nhỏ là do vấn đề nội tiết tố gây nên.



Điều đặc biệt, các gia đình béo phì thì không phải tất cả trẻ em đều có nguy cơ thừa cân và béo phì dù gia đình có tiền sử bệnh. Điều này được quyết định hoàn toàn bởi chế độ ăn uống cùng hoạt động thể chất của cả gia đình.

Bệnh hệ lụy khi mắc béo phì như:

  • -          Cholesterol cao
  • -          Huyết áp cao
  • -          Nguy cơ mắc bệnh tim sớm
  • -          Bệnh tiểu đường
  • -          Các vấn đề về xương
  • -          Viêm da như: phát ban do nóng, nhiễm nấm, mụn trứng cá

Cách nhận biết liệu trẻ có thừa cân

Dựa vào chỉ số BMI để đo mức độ gầy hay béo của cơ thể con người. Chỉ số trên dựa trên các số liệu về hình dáng, cân nặng và chiều cao của cơ thể.



Hạn chế và giảm béo phì hoặc thừa cân cho trẻ

Nói chuyện chia sẻ nhẹ nhàng cùng trẻ và tuyệt đối không đặt áp lực nên trẻ. Nhẹ nhàng phân tích các tác hại khi mắc bệnh béo phì và luôn đồng hành cùng trẻ. Thêm vào đó, khuyến khích và động viên là điều cần thiết giúp tinh thần trẻ thoải mái và dễ đạt được kết quả.



Cha mẹ cũng nên đăng ký và tập luyện cùng trẻ với các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội, tập yoga,…Thêm vào đó, thói quen ăn uống của cả gia đình cũng nên được cải thiện theo chế độ ăn sạch và lành mạnh.



Cuối tuần, gia đình gia tăng các hoạt động thể chất như đi ngoại khóa, vui chơi cùng các gia đình khác. Đạp xe đạp cũng là một hoạt động mang lại lợi ích cho các gia đình nhỏ

Tạm kết, kết quả của quá trình cải thiện chứng béo phì thành công hay không còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của  con bạn cùng các thành viên khác trong gia đình. Đừng cho trẻ có quá nhiều thời gian chết để xem TV hay chơi điện tử hoặc máy tính bảng.

Nguồn tham khảo:




Vào mùa hè, bạn thường nghe báo, đài, tivi nói về căn bệnh Sởi và dịch Sởi bùng phát và bạn chưa thực sự hiểu biết về căn bệnh này. Hãy cùng CHĂM SÓC MẸ & BÉ tìm hiểu về bệnh Sởi ở trẻ em và những dấu hiệu để nhận biết nhé!




Kiến thức chung




Bệnh Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus là tác nhân gây nên. Về đường lây bệnh, bệnh Sởi lây theo đường hô hấp, với các triệu chứng thông thường như sốt, viêm họng, nổi ban đỏ.

Bệnh Sởi thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi và người lớn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi bị nhiễm bệnh Sởi có thể gây ra hội chứng Rubella bẩm sinh ở thai nhi. Khi mắc hội chứng Rubella bẩm sinh thì thai nhi sẽ bị khuyết tật bẩm sinh như bệnh tim, điếc hay tổn thương não bộ. Nếu thai nhi không mạnh mẽ chống trọi với bệnh có thể gây nên tình trạng chết lưu hoặc sẩy thai.

Nguyên nhân:



Bệnh Sởi được gây ra bởi virus Rubella, virus này dễ lây lan trong môi trường không khí. Và thông qua đường hô hấp để gây bệnh cho con người và lây nhiễm từ bà bầu sang thai nhi qua đường máu.



Các triệu chứng thường gặp:

  • Phát ban đỏ trên mặt và lan dần xuống các bộ phận khác của cơ thể
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Xổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau và mỏi cơ
  • Viêm và đau mắt

Giải pháp



Ngay khi nhận thấy, cơ thể có những dấu hiệu trên thì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Thêm vào đó, cơ thể cũng phòng tránh xảy ra những biến chứng khó giải quyết như:  
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Sởi
  • Trang bị đầy đủ trang phục vô trùng và đeo khẩu trang y tế
  • Cách chăm sóc trẻ khi bị nhiễm bệnh Sởi:
  • Cách ly với trẻ không nhiễm bệnh
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
  • Người chăm sóc đeo khẩu trang, rửa tay sạch khuẩn
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày
  • Cắt móng tay, chân để tránh gãi làm xước da
  • Dùng thuốc tra mắt
  • Trẻ còn bú thì nên kết hợp ăn thực phẩm bổ dưỡng
  • Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và nấu chín hoặc hầm kỹ.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ



Tóm lại, khi trẻ có những triệu chứng nhiễm bệnh Sởi thì cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện để nhận được sự điều trị kịp thời và khoa học để tránh biến chứng đáng tiếc như nhiễm trùng tai hoặc sưng não.





Nấu cháo cho bé các mẹ đều mong muốn tối đa hóa dưỡng chất nên nhiều lúc sự kết hợp có thể gây hại hoặc cho quá trình ăn trở nên công cốc. Cùng đón đọc với CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIA ĐÌNH các nhóm thực phẩm kỵ nhau để các mẹ tránh và luôn đảm bảo sức khỏe cho con.


Óc lợn với lòng đỏ trứng gà



Sự kết hợp này chứa hàm lượng cao cholesterol, cơ thể bé được hấp thụ thường xuyên có khả năng gây xơ vỡ động mạch và nặng hơn là nhồi máu cơ tim. Hai thực phẩm này có tác dụng xấu đối với sức khỏe của bé.

Thịt bò nấu cùng thịt lợn



Theo chuyên gia Đông y, thịt lợn có tính hàn còn thịt bò lại có tính ôn. Nếu mẹ kết hợp thì các dưỡng chất của cả thịt bò lẫn thịt lợn đều không còn. Khi nấu chung thành một bát cháo thì hàm lượng dinh dưỡng chẳng còn được bao nhiêu hoặc có thể khiến trẻ bị đau bụng, gặp các tình trạng táo hay tiêu chảy.

Thịt với đậu nành



Cả hai thực phẩm thịt và đậu nành đều chứa hàm lượng cao đạm, điều này thì không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Việc nạp quá nhiều chất đạm cùng một lúc có thể khiến trẻ gặp tình trạng táo bón.

Cà rốt và củ cải



Củ cải giàu vitamin C nhưng khi nấu chung cùng cà rốt thì các loại enzyme sẽ phá hủy các liên kết tạo nên vitamin C. Do vậy, mẹ nên cẩn thận và kết hợp cùng các thực phẩm khác để trẻ hấp thụ tối đa lượng vitamin C.

Thịt bò và lươn; thịt gà và cá chép



Sự kết hợp của lươn và thịt bò có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Còn trẻ có thể bị đầy bụng hay mụn nhọt khi mẹ nấu chung thịt gà và cá chép lại cùng một bát cháo
Đỗ đen cùng thịt bò
Trong thịt bò chứa nhiều chất sắt nhưng khi nấu chung cùng đỗ đen thì chất sắt sẽ bị mất đi. Nếu mẹ muốn bổ sung cả hai thực phẩm thì cho trẻ ăn cháo thịt bò và cách 2 tiếng sau trẻ có thể ăn chè đỗ đen.

Thịt bò cùng hải sản



Chất Photpho có trong thịt bò sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa với Canxi chứa trong hải sản. Do vậy, mẹ đừng nên nấu chung hai thực phẩm trên, nó có thể khiến trẻ khó hấp thụ Canxi

Gan động vật với cà rốt, rau cần



Gan động vật có chứa hàm lượng Đồng, Sắt và các nguyên tố kim loại khác khá cao. Khi các ion kim loại gặp các vitamin có trong rau, củ, quả sẽ tạo thành phản ứng oxy hóa. Thêm vào đó, rau củ cũng chứa nhiều chất Acid Oxalic có tác dụng làm chậm hoặc giảm sự hấp thụ Sắt của trẻ

Cuối cùng, còn một vài cặp thực phẩm kỵ nhau mong các mẹ biết và tránh như: khoai tây hoặc khaoi lang khi kết hợp với cà chua, mật ong kỵ nước đun sôi. Thêm vào đó, cải bó xôi kỵ tôm hay nước hoa quả kỵ sữa bò và cuối cùng là sữa không thể kết hợp với sữa có thể khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy, chứng khô tóc.


Hệ tiêu hóa có vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ. Là cơ quan chính hấp thụ, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn. Khi hệ tiêu hóa của trẻ gặp bất kì vấn đề gì đều tác động không tốt đến quá trình khôn lớn của trẻ. Do đó mẹ nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp cho trẻ, cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu xem những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ là những gì mẹ nhé.


Khoai lang ngọt rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Được biết đến như như một thực phẩm thần thánh vì chứa rất nhều chất xơ,canxi, sắt, vitamin A,C và cả vitamin E, nhưng dường như khá nhiều mẹ bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng này để bổ sung cho bé. Khoa lang ngọt cũng cung cấp rất nhiều lợi chất  cho sự phát triển toàn diện của trẻ.  Là nguồn cung cấp carbohydrate rất lý tưởng cho cơ thể. Chứa hàm lượng chất xơ rất lớn do đó, khoai lang ngọt rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cháo từ khoai lang ít phổ biến hơn các loại củ khác, nên mẹ có thể hấp hoặc nướng chín cho con ăn, đối với những trẻ nhỏ tuổi mẹ có thể nghiền nát để trẻ dễ ăn hơn.


Mẹ nên bổ sung bơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.

Bơ là một trong số ít các thực phẩm tự nhiên chứa nhiều chất béo lành mạnh, bên cạnh đó còn có cả chất xơ, sắt, kali folate và cả vitamin D.

Cách chế biến chất xơ cũng rất đơn giản, ngoài cách ăn trực tiếp mẹ có thể xay nhỏ, mịn cho trẻ ăn dặm, ngoài ra cũng có thể trộn với sữa chua cho bé ăn thêm hằng ngày để hệ tiêu hóa của trẻ được cung cấp đủ chất hơn.

Chuối tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các chuyên gia luôn khuyên mẹ nên bổ sung chuối thường xuyên cho trẻ, bởi vì trong chuối có hàm lượng vitamin vô cùng dồi dào, vitamin B6, vitamin A, vitamin C, vitamin B12, thậm chí cả canxi và folate. Chuối tốt với hệ tiêu hóa của trẻ do chuối có chứa một loại dịch nhầy kích thích sự tăng trưởng các lớp màng trong dạ dày, là chất giúp chống lại các bệnh như viêm loét dạ dày hay các tổn thương khác.

Mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp sau khi bóc vỏ, hoặc mẹ có thể nghiền nát hoặc cho vào máy xay cho bé.


Cà rốt, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nằm trong top 5 thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm, cà rốt không chỉ dễ tiêu hóa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mà còn rất dễ ăn. Sau khi hấp thụ và trong quá trình chuyển hóa, cà rốt sẽ thành chất rất tốt cho sức khỏe của da và tắc, còn giúp tăng hệ thống miễn dịch và sinh sản.
Ngoài cách nghiền nát để nấu cháo cho trẻ, mẹ có thể ninh hoặc luộc nhừ rồi nghiền nát cho trẻ ăn, đối với những trẻ lớn hơn có thể cho trẻ cầm ăn để học nhai.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ, mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh, ngoài các vitamin và khoáng chất mà men vi sinh mang lại, nó cũng chứa một hàm lượng lớn các lợi khuẩn vừa hỗ trợ tiêu hóa, vừa tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Xem thêm tại đây.


Các bài viết liên quan:




Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt trí tuệ của trẻ. Vậy bố mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm gì để khiến trẻ tăng cân? https://suckhoemevabemoingay.blogspot.com/ mách bạn top những thực phẩm cho trẻ biếng ăn tốt nhất mà mẹ nên biết.

Biểu hiện trẻ biếng ăn

Bé hay kêu ca về các món ăn dù cho mẹ có nấu ngon cỡ nào đi chăng nữa. Bé biếng ăn nên thường tìm đủ lý do để từ chối việc ăn mà chúng thường hay sử dụng nhất là kêu thức ăn không đúng sở thích của mình hoặc mẹ nấu không ngon.

Trẻ ngậm đồ ăn trong miệng. Đây là cách những bé cứng đầu thường hay sử dụng. Các bé thường ngậm úng đồ ăn trong miệng khiến bạn không thể nào cho ăn tiếp. Điều này kéo dài không những hình thành thói quen xấu cho trẻ mà còn khiến bé biếng ăn hơn.

Có những trẻ đòi ăn cùng một món cho tất cả các bữa. Các mẹ thường thấy bối rối khi gặp trường hợp này vì muốn thay đổi thực phẩm cho trẻ biếng ăn mà mất công đổi món tìm tòi nhiều món mới cho trẻ. Tuy nhiên, bé yêu không chịu hợp tác mà chỉ muốn ăn mãi một món. Điều này sẽ khiến cơ thể bé không được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn gây ra hiện tượng chán ăn, trẻ biếng ăn.

Khi trẻ biếng ăn cũng chính là do sự hấp dẫn của những món ăn vặt hấp dẫn hơn món chính mà bé được thưởng thức. Như bim bim, bánh, kẹo sẽ khiến bé quên béng sự tồn tại của bữa chính vì khi ăn đồ ăn vặt trước, bé sẽ cảm thấy ngang bụng mà không muốn ăn cơm. Đồ ăn vặt được mệnh danh là kẻ thù lớn nhất của bữa ăn chính.

Thực phẩm cho trẻ biếng ăn

Thịt là thực phẩm cho trẻ biếng ăn tốt

Thịt là một loại thực ăn không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của bé. Chúng chứa một lượng rất lớn kẽm và sắt. Thịt đóng góp vào quá trình phát triển chiều cao cho trẻ, ngoài ra protein có trong thịt còn làm nhiệm vụ tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn.


Trong các loại thịt, thịt gà được xem là một trong những thực phẩm chứa lượng protein cao nhất. Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là thực phẩm cung cấp protein dồi dào rất tốt cho bé trong việc cải thiện và phát triển chiều cao.

Sữa tươi

Trong sữa tươi chứa nhiều lysine. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao của nó. Nó được xem là một trong những thực phẩm cho trẻ biếng ăn tốt nhất vì nó cũng giúp trẻ tăng cường hấp thu canxi, ngăn cản sự bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ thể, nên có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương.

Trái cây tươi và rau

Các mẹ chú ý những thực phẩm cho trẻ biếng ăn không thể thiếu trái cây và rau xanh. Đặc biệt là các loại trái cây như chuối, cam, dâu tây, bơ… và rau bắp cải, khoai tây, đậu Hà Lan… Trong các loại thực phẩm cho trẻ biếng ăn này chứa rất nhiều kali. Vào mùa hè khi các bé nô đùa thường dễ mất nước dẫn đến tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như canxi, kali, kẽm… Đặc biệt việc thiếu kali khiến trẻ mất đi hứng thú ăn uống mà trở nên biếng ăn.

Men vi sinh

Men vi sinh là thực phẩm cho trẻ biếng ăn được các Bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng. Theo các Bác sĩ, một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chính là bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Men vi sinh chứa vô số các vi sinh vật có ích giúp cân bằng lượng vi sinh có trong ruột cần thiết của mỗi bé. Điều này giúp đường ruột của trẻ hoạt động tốt, ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm: http://brauer.com.vn/men-vi-sinh-cho-tre-so-sinh-tu-0-9-thang-tuoi

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng chứa một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể của bé. Các mẹ nên chú ý bổ sung vào thực phẩm cho trẻ biếng ăn món này. Các mẹ bổ sung các thức ăn giàu kẽm tốt không những giúp bé dễ tiêu mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ.
Nhiều bậc phụ huynh thường mắc sai lầm khi nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa là bệnh nhẹ mà không chú trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Thế giới thì hơn 70% trẻ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, trong đó 37% trẻ bị rối loạn tiêu hóa biến chứng bệnh về đường ruột gây tử vong. Dưới đây là những tác hại và biến chứng mà mẹ nào cũng cần phải biết!

Tác hại khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ hấp thu kém

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đồng nghĩa với việc hệ đường ruột của trẻ đang bị ảnh hưởng, bị tác động xấu làm thay đổi cơ chế hoạt động. Hệ đường ruột của trẻ làm việc kém hiệu quả gây ra tình trạng bé hấp thu kém . Khiến trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

Trẻ mắc bệnh tiêu chảy


Tiêu chảy cũng được xem là tác hại và biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ biến chứng thành tiêu chảy cấp. Trẻ bị mất nước, mất chất điện giải, việc này dẫn tới nguy cơ trẻ bị suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời. 

Chậm phát triển trí tuệ

Với sức khỏe bị suy kiệt do chứng táo bón, tiêu chảy diễn ra liên tục cũng khiến trẻ không muốn vận động, không muốn chơi đùa sẽ khiến trẻ chậm chạp, tính cách lập dị. Thậm chí trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị trầm cảm hoặc tự kỷ, điều mà bố mẹ không thể ngờ tới. 

Dễ mắc các bệnh lý khác

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa làm giảm tỷ lệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác như: viêm đại tràng, dạ dày, ruột thừa,… 

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Mẹ hãy tạo cho bé thói quen sinh hoạt tốt. Bé cần được học cách rửa tay trước khi ăn, sau ăn và sau khi chơi đùa. Điều này khiến bé tránh xa hay loại bỏ được những vi khuẩn gây bệnh có thể lây nhiễm cho bé. Mẹ cũng cần giữ cho môi trường xung quanh bé đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Ngăn cản vi khuẩn ngay từ khi chúng chưa tiếp xúc với bé.


Điều không thể bỏ qua khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chú ý chế độ ăn uống của trẻ. Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé, đảm bảo mọi thực phẩm được chế biến kỹ lưỡng sạch sẽ. Những thực phẩm không thể thiếu cần bổ sung khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là: các loại rau xanh, hạt, thịt, cá và những đồ được nấu chín kỹ mềm khiến bé dễ dàng hấp thu.

Bên cạnh đó, cần bổ sung men vi sinh cho bé, đây là những vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chế phẩm men vi sinh Pms-Probio sẽ bổ sung men vi sinh sống Lactobacillus acidophilus có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa vi khuẩn gây đầy bụng khó tiêu, từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu thức ăn để trẻ ăn ngon miệng.


Trẻ phát triển khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của bất cứ cha mẹ nào. Sức khỏe của trẻ ổn định từ nhỏ sẽ là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Một kế hoạch dinh dưỡng hợp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên một tuổi  là điều mẹ nên cần để bổ sung cho trẻ. Các mẹ theo dõi bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé. 



 Sau 6 tháng hoàn toàn được bú mẹ, bé bắt đầu bước vào quá trình mới – ăn dặm để tiếp nhận thêm các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Cho đến khi trẻ hơn 1 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ lại thay đổi, chuyển từ chế độ ăn riêng sang chế độ ăn cùng gia đình. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên 1 tuổi cần phải có.

Bổ sung năng lượng cho trẻ.

Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu cần năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, trung bình 110 calo/kg. Cùng với đó thức ăn bổ sung cho trẻ phải có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng phải phù hợp với cấu trục của hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Những năng lượng cần thiết để cung cấp cho trẻ hằng ngày gồm có : tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng…


Bổ sung vitamin cho trẻ.

Vitamin quan trọng với trẻ ở bất kì giai đoạn nào. Hai loại vitamin cho bé quan trọng nhất ở lứa tuổi này là vitamin A và vitamin C, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ, quá trình tạo máu được diễn ra thuân lợi hơn khi được cả 2 vitamin này giúp sức. Vì thế Vitamin C và E nằm trong nhóm nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên 1 tuổi không thể thiếu.
Các loại rau quả, trứng gan, chứa nhiều hai thành phần này nhất. Bên cạnh đó các vitamin khác như vitamin D, K, E … cũng nên được bổ sung đầy đủ và thường xuyên.


Bổ sung các loại chất khoáng cho trẻ.

Chất khoáng và các yếu tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển bền vững của xương, răng và máu. Các chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng cần được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày của trẻ : Canxi, Photpho, Sắt, Magie…
Trẻ cần được cung cấp 400 đến 500 gam Canxi và 6-7 mg sắt mỗi ngày quát trình phát triển và hoạt động của các cơ quan được diễn ra suôn sẻ. Canxi có nhiều trong các loại thủy sản như tôm, cua, cá.. trong khi sắt có nhiều trong nội tạng như gan, đỗ và rau xanh… các loại lương thực và ngũ cốc chứa rất nhiều photpho.


Bổ sung nước hằng ngày cho trẻ.

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần cung cấp đủ nước hằng ngày. Nước là một trong các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trên 1 tuổi không được bỏ qua. Nước là phần thiết yếu trong cơ thể, chiếm đến 70%. Nước sẽ giúp cho các bộ máy cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, cho trẻ cảm giác luôn khỏe mạnh và sảng khoái. Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài được bú sữa mẹ hằng ngày trẻ đã có thể được bổ sung thêm nước, thậm chí là các loại nước từ hoa quả giàu vitamin nên được bổ sung. Đặc biệt khi thời tiết nóng mẹ nên tăng lượng nước cho trẻ nhé. 



Các bài viết liên quan:



Trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta hiện nay ngày một gia tăng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ bị suy dinh dưỡng không những làm chậm và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến bố mẹ lo lắng. Để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất, mẹ không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé để biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng


Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng do đâu ?

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên 3 năm đầu đời là khoảng thời gian trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất, và nếu không cải thiện tình hình sẽ để lại nhiều hệ quả không tốt về sau. Các nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng như là :
  • Chế độ ăn hằng ngày chưa đủ chất dinh dưỡng, xảy ra nhiều ở các trẻ phải cai sữa sớm hoặc chế độ ăn dặm không hợp lý. 
  • Trẻ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng. 
  • Trẻ sinh non và không được bổ sung sữa mẹ từ đầu cũng có nguy cơ cao có thể bị suy dinh dưỡng. 



Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ nhận thấy rõ nhất.


Bé chậm tăng cân

Cân nặng chính là chỉ số đầu tiên cho thấy sự phát triển thể chất của con. Trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con nên đã không phát hiện kịp thời hoặc đã lơ là việc con bị đứng cân. 
Để có thể theo dõi được chính xác mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn. 
Suy dinh dưỡng về cân nặng nếu phát hiện điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi và phát triển tốt, nếu không phát hiện dể lâu trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến chiều cao, sẽ khó điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài. 

Bé chậm phát triển về thể chất 

Bên cạnh việc theo dõi cân nặng hàng tháng mẹ cũng cần theo dõi cả sự phát triển về chiều cao của bé. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình và có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Không chỉ vậy, mẹ còn cần theo dõi các mốc phát triển vận động của con vào các thời điểm: lật, ngồi, đi đứng, nói… có phù hợp với lứa tuổi hay không. 

Bé có biểu hiện mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt 

Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để đưa ra cách kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng. 



Mẹ cần làm gì để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng

Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:

  • Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ, xem trẻ có ăn hết suất ăn hay không và bé có ăn đủ bữa mỗi ngày hay không. 
  • Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như: da nhợt nhạt xanh xao, cơ nhão, chậm mọc răng,rụng tóc vùng chẩm hay không 
  • Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi… có đúng với lứa tuổi). 
  • Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao hoặc tại nhà hàng tháng để theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ. 
  • Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không. 
  • Việc phát hiện sớm tình trạng trẻ suy dinh dưỡng và điều trị đúng nguyên nhân ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể trang bị thêm cho mình kiến thức vào cuốn sổ kinh nghiệm chăm sóc con để con phát triển khỏe mạnh. 


Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất trong thực phầm hằng ngày để cung cấp cho sự hoạt động của cả cơ thể. Để làm được điều này, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều mà các mẹ muốn hướng tới. Bổ sung men vi sinh cho trẻ giúp tăng sức đề kháng. Kích thích đường ruột, giúp trẻ ăn ngon, kết hợp với các biện pháp trên, sẽ giúp trẻ tăng cân đều, việc bổ sung men vi sinh từ sớm cho trẻ còn giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế được nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng. 

Các bài viết liên quan :







Khi bé bị đi tướt, mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng lo lắng, băn khoăn không biết nên làm gì để con nhanh khỏi bệnh. Bé bị đi tướt nên ăn gì, kiêng gì là điều mà các mẹ đều quan tâm vì chế độ dinh dưỡng quyết định đến nguyên nhân bé bị đi tướt. Hãy cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu nhé!

Đi tướt là gì?


Đi tướt là khi trẻ sơ sinh có phân lỏng hơn so với bình thường, màu hoa cà, có vài hạt trắng, có thể sùi bọt hoặc xì hơi nhiều. Nó có nhiều điểm giống với tiêu chảy nhưng mức độ nhẹ hơn và nguyên nhân cũng khác, đơn giản là do khả năng tiêu hóa của bé còn kém. Trẻ đi tướt khoảng 4-5 lần/ ngày là bình thường, đặc biệt là với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ. Nó thường chỉ xảy ra trong vài ngày mà thôi, không quá 1 tuần.

Khi trẻ biết ăn dặm, việc thỉnh thoảng bị đi tướt cũng là bình thường và phổ biến. Trẻ đi tướt vẫn ăn uống tốt, vui chơi như bình thường, không sốt hay ốm đau gì cả. Có những trường hợp xảy ra vào giai đoạn đặc biệt, chẳng hạn như trẻ đi tướt mọc răng hoặc trẻ đi tướt lẫy.

Trẻ bị đi tướt nên ăn gì?

Khi mẹ thấy trường hơp bé đi tướt nhưng vẫn chịu ăn và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại, bạn cứ tiếp tục cho bé ăn uống như bình thường. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vẫn phải bú sữa mẹ và bú sữa công thức. Còn nếu trẻ đã biết ăn rồi thì bạn có thể cho bé ăn thêm những món sau :

  • Khoai lang nấu nhừ, lỏng

  • Nước ép cà rốt hoặc cà rốt nghiền nấu nhừ
  • Chuối nghiền.

Các mẹ không nên cho bé ăn các loại quả chát có chứa chất tanin: ổi xanh, hồng xiêm xanh…Vì nó có thể làm săn màng ruột khiến tình trạng đi tướt thêm kéo dài. Thế nhưng một số quả chín giàu vitamin C và khoáng chất như cam, xoài, đu đủ…bé bị đi tướt nên ăn để tăng tăng cường. Không nên kiêng khem quá nhiều, vẫn cho bé ăn đủ thịt, cá, các loại rau để cơ thể bé đủ chất, tăng sức đề kháng.

Không nên ăn gì khi bé bị đi tướt

Một số thực phẩm có thể khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, do vậy bạn cần cho bé bị đi tướt kiêng một số thực phẩm sau :

  • Sữa và các phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua)
  • Các loại trái cây như : đào, mận, lê, mơ,…do chúng chứa nhiều đường và có tính chất giảm táo bón
  • Tránh những thực phẩm giàu chất xơ
  • Tránh những thực phẩm tanh như cá, ốc, tôm,…

Nên nhớ rằng, chỉ kiêng ăn trong vài ngày khi trẻ bị đi tướt không nên ăn mà thôi, khi trẻ đã khỏi thì bạn hãy tiếp tục cho trẻ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Những lưu ý khác khi trẻ bị đi tướt

Trẻ đi tướt mặc dù là bình thường nhưng lại có thể bị nhầm lẫn với tiêu chảy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác.


Nếu trẻ đi phân lỏng hơn 1 tuần và nặng hơn thì đó không phải là đi tướt, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân nhanh chóng.

Mất nước là một tình trạng dễ xảy ra và trẻ có thể bị tử vong nếu mất nước chỉ vài ngày. Do vậy, bạn cần đảm bảo cung cấp cho bé đủ lượng nước mỗi ngày; uống Oresol để bù điện giải nếu thấy cần thiết.

Ngoài ra,ngoài việc bé bị đi tướt nên ăn các loại thực phẩm đun sôi, nấu chín kỹ thì mẹ cần  tiếp tục vệ sinh cho bé hằng ngày và sạch sẽ để tránh nhiễm bệnh.

Nếu trẻ đi tướt kéo dài nhưng không có biểu hiện gì khác thì bạn có thể cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.


Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.


6 tháng tuổi là thời điểm các bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Đây là giai đoạn để bé có thể tập làm quen với đủ các dạng thức ăn và cung cấp một số chất đầy đủ cho sức khỏe bé. Tuy nhiên, có nhiều mẹ vẫn chưa biết cho bé ăn dặm như thế nào. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn làm một số món cháo ăn dặm đơn giản thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu nhé!


1. Cháo tôm, rau cải ngọt


Nguyên liệu:

  • 100g tôm tươi, sau khi bóc bỏ đầu và vỏ tôm chỉ còn lại khoảng 40g thịt tôm là đủ một bữa ăn dặm của bé. 
  • Vài lá cải ngọt, chỉ khoảng 3-5 lá cải non là vừa đủ.
  • 01 bát cháo trắng đủ 1 bữa của bé đã nấu chín.

Chế biến:


  • Tôm rửa sạch, nhặt bỏ đầu, vỏ, rút bỏ chỉ phân rồi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (nếu bé bạo nuốt).
  • Phần đầu tôm rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy một bát con nước.
  • Cải ngọt rửa sạch xay cùng tôm hoặc thái nhỏ.
  • Cho nước lọc tôm, thịt tôm và rau cải vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho cháo vào đảo đều cho sôi trở lại là mẹ đã xong một bữa cháo tôm rau cải thơm ngon cho bé.
  • Nước lọc đầu tôm và thịt tôm nấu với rau cải rất hợp nên rất ngọt các mẹ ạ, vì vậy mẹ không cần nêm thêm gia vị gì vào cháo của bé nữa nhé.


2. Cháo thịt bò, cà rốt, rau dền, phô mai


Nguyên liệu:


  • 40g thịt bò thăn
  • 3-5 ngọn rau dền đỏ
  • 1/3 củ cà rốt nhỏ (cỡ 3 đầu ngón tay)
  • 01 viên phô mai, các mẹ có thể sử dụng phô mai Con Bò Cười hoặc các loại phô mai nhập khẩu đều được nhé.
  • 01 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé đã nấu chín.

Chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Rau dền rửa sạch cho xay cùng thịt bò hoặc thái thật nhỏ.
  • Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái mỏng nghiền lấy 1 bát con nước.
  • Cho nước ép cà rốt, thịt bò và rau dền vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho phô mai và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
  • Cháo thịt bò, cà rốt, rau dền và phô mai rất giàu sắt, lại bổ sung thêm canxi cho bé mà không hề "nhạt" một tí ti nào cả nên mẹ có thể yên tâm là bé yêu không từ chối đâu.


3. Cháo ngao rau mồng tơi


Nguyên liệu:

  • 300g ngao sống.
  • 3-5 lá mồng tơi
  • 01 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé.
Chế biến:


  • Ngao rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ. Lọc lấy 1 bát con nước luộc ngao trong. Ruột ngao làm sạch phân rồi băm nhỏ.
  • Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ.
  • Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
Cháo ngao rau mồng tơi rất đơn giản, dễ làm nhưng rất giàu kẽm và rất hiệu quả với các bé táo bón các mẹ nhé.

4. Cháo chay thập cẩm

Món cháo này các mẹ có thể tùy cơ ứng biến với các loại rau củ có trong tủ lạnh nhà mình mà lại biến thành món cháo ăn dặm siêu giàu dinh dưỡng cho bé.



Nguyên liệu:


  • 50g ngô non
  • 1 miếng bí đỏ nhỏ cỡ đầu ngón tay cái
  • 10-12 ngọn rau mầm hay 1 nhánh súp lơ xanh nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, có thể thay thế bằng rau ngót, rau cải xanh...
  • 01 bát cháo đậu xanh đủ 1 bữa ăn của bé.

Chế biến:


  • Ngô non rửa sạch xay mịn lọc lấy 1 bát con nước sữa ngô non.
  • Rau mầm rửa sạch thái nhỏ.
  • Bí đỏ làm sạch luộc chín rồi nghiền nát.
  • Đun sôi sữa ngô non, cho rau mầm vào đun sôi khoảng 3 phút sau đó cho bí đỏ đã nghiền và cháo đậu xanh vào đảo đều cho sôi trở lại.
Món cháo chay thập cẩm  là một trong những món cháo ăn dặm mà có vị ngọt mát rất dễ ăn và giúp bé dễ tiêu hóa nữa.

Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi