Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Bé bị táo bón khiến các ông bố bà mẹ đều cảm thấy xót xa, Khi bé không thể tự đi vệ sinh một cách bình thường, các mẹ sẽ tìm cách chữa trị cho con bằng mọi phương pháp . Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn chữa bé bị táo bón đơn giản và hiệu quả nhất

Táo bón là gì?

  • Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện.
  • Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể
  • Táo bón cơ năng : chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn, . . .
  • Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, đại tràng dài,...

Những thực phẩm giúp chữa trị táo bón cho bé

1. Quả bơ




Bơ là loại quả đứng đầu về hàm lượng chất xơ, rất tốt cho bé bị táo bón. Không chỉ tốt mà bơ cũng là một loại quả dễ chế biến và có rất nhiều hiện nay. Mẹ chỉ cần dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ và cho thêm một vài hạt muối, trộn đều lên để muối hoà tan với bơ rồi cho bé thưởng thức. Vậy là các mẹ vừa hoàn thành một món ăn dặm bổ dưỡng lại rất tốt cho hệ tiêu hoá của bé.

2. Quả mơ


Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, các vitamin như A,C,Kali và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính hoạt tính axit trong mơ giúp bé tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Ngoài mơ thì mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón

Tất cả những gì mẹ cần làm là ép lấy nước mơ rồi pha loãng cho bé uống mà không cần cho thêm chút đường nào. Một loại nước hoa quả cực tốt.

3. Dưa hấu


Dưa hấu được biết đến một loại quả ngon vào những ngày hè nóng bức của tất cả mọi người. Nhưng ít ai biết rằng nó lại là một loại quả an toàn cho bé bị táo bón. Vì trong dưa hấu có hàm lượng chất xơ cao, vitamin C và đặc biệt là thành phần nước cao giúp bé bổ sung lượng nước bị mất và giúp hệ tiêu hoá của bé làm việc tốt hơn. Mẹ sẽ chẳng còn phải lo lắng về sức khoẻ bé nữa.


4. Ngâm nước ấm




Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi phù hợp với phương pháp này. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ. Với trẻ mới có dấu hiệu táo bón, mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm cho bé ngâm mông từ 5 - 10 phút, ngày 2-3 lần. Đây là một cách chữa bé bị táo bón đơn giản và hiệu quả.

5. Xoa bụng

Mát - xa vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần. Mẹ phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới mát - xa cho bé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía mẹ. Mẹ dùng cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ.



Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoay day như vậy. Động tác xoa không nên làm quá nặng tay, mỗi lần xoa trong 10 phút, ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. Nếu trời lạnh, mẹ nên rửa tay bằng nước ấm trước khi xoa bụng nhé, tránh khiến con giật mình vì lạnh.


6. Bột baking soda

Mẹ chuẩn bị một chậu nước tắm ấm cho trẻ như bình thường (không dùng nước nguội, cũng không dùng nước quá nóng). Thêm vào chậu nước một vài muỗng cà phê bột baking soda và hoàn tan hoàn toàn trước khi đưa em bé và trong bồn tắm. Hãy để bé tắm và hấp thụ nước khoảng 10 phút trước khi con ra khỏi chậu.


Baking soda và nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và làm dịu cơ vòng hậu môn ( van cơ làm nhiệm vụ giữ phân trong trực tràng) và do đó giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Mẹ có thể tắm cho con như vậy 1 - 2 lần/tuần nếu cần thiết. Đây là phương pháp chữa bé bị táo bón tốt.

Xem thêm:

Bé Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Và Không Nên Cho Bé Ăn Gì?














Tiêu chảy là căn bệnh không mấy  xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa 


của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ. Tuy không xa lạ nhưng lại là căn bệnh rất nguy hiểm 

nếu không được chú ý và quan tâm cẩn thận.Khi bé bị tiêu chảy mẹ nên và không nên 



cho bé ăn gì? chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Hôm nay, Chăm sóc sức khỏe mẹ 



và bé, sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này.




1. Các thức phẩm mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu đi tiêu 3 lần một ngày, tình tráng đó có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tần khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy, song chủ yếu là do thức ăn bé ăn hằng ngày hoặc vệ sinh các nhân chân tay không sạch sẽ.


Khi bé bị tiêu chảy mẹ cần chú ý bổ sung ngay :


  • Nước : khi bị tiêu chảy, cơ thể bé sẽ mất nước và điện giải rất nhanh, vì thế bằng nhiều cách mẹ phải bổ sung nước kịp thời cho bé. Mẹ nên cho bé uống nước đun sôi để nguội để ngăn ngừa vi khuẩn trực tiếp xâm nhập, ngoài ra mẹ có thể bổ sung các loại nước như nước dừa cho bé, đặc biệt với trẻ đang bú mẹ thì sữa mẹ là điều không thể bỏ qua.
  • Oresol : Nhiều trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy sẽ kèm theo nôn trớ, khi đó mẹ nên bổ sung thêm cả Oresol cho bé, mẹ cho bé uống đúng cách để bù nước điện giải hiệu quả.
  • Thực phẩm : trong giai đoạn này mẹ mẹ nên bổ sung các thực phẩm mềm như cháo súp, để bé dễ hấp thụ và tiêu hóa. Mẹ chú ý bổ sung cháo bổ dưỡng để bù đắp chất dinh dưỡng bé bị mất đi trong khi bé bị tiêu chảy như cháo cà rốt, cháo thịt, soup gà hoặc khoai tây hầm nhừ...để bé có đủ sức đề kháng chống lại bệnh. Trong lúc này mẹ nên hạn chế đồ ăn nhiều đạm trong bữa ăn của trẻ vì quá nhiều đạm có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu ở trẻ và làm bé khó chịu hơn.
  • Sữa : Mẹ cũng nên chọn các loại sữa phù hợp cho bé bị tiêu chảy, lượng đường trong sữa không nhiều, sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé.
  • Hoa quả : Bổ sung hoa quả cho bé là rất cần thiết, hoa quả rất dễ ăn đối với trẻ và giúp bù lượng nước đã mất ở trẻ. Táo là loại thực phẩm mẹ không được bỏ qua vì táo là loại quả chứa rất nhiều Kali rất tốt cho bé bị tiêu chảy, mẹ có thể cho con ăn trực tiếp hoặc hấp lên cho trẻ dễ ăn.

2. Trẻ bị tiêu chảy, mẹ hạn chế cho bé ăn gì?

Tiêu chảy đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.Ngoài việc chú ý những thực phẩm cần bổ sung cho trẻ, thì mẹ cũng không được quên lưu ý sau đây.


Những thực phẩm mẹ không được cho trẻ ăn khi trẻ tiêu chảy.


  • Các loại nước công nghiệp có ga và nhiều đường : Những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng của bé trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn, ngay cả khi trẻ không bị tiêu chảy, mẹ cũng nên hạn chế những đồ này vì nó không tốt cho trẻ một chút nào.
  • Thực phẩm nhiều chất xơ và ít dinh dưỡng : thông thường việc bổ sung rau cho trẻ là rất cần thiết vì rau chứa nhiều chất xơ, tuy nhiên khi trẻ bị tiêu chảy, lượng chất xơ này lại không còn phù hợp nữa, vì vậy, trong thời gian bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn nhiều rau. 
  • Đồ ăn sẵn : các loại đồ ăn sẵn luôn có sức hút kì lạ với trẻ nhỏ, nhưng khi trẻ bị tiêu chảy thì tuyệt đối mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn nhanh như xúc xích, pate, hamberger... vì những thực phẩm ăn nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo an toàn.


Trên đây là một số lưu ý những thực phẩm nên và không nên cho bé ăn khi bị tiêu chảy, tuy nhiên, bên cạnh những điều trên mẹ cần chú ý đến vệ sinh tay chân cho trẻ, hạn chế tình trạng lây chéo trong gia đình. Đồ ăn của trẻ đặc biệt phải an toàn và được chế biến kĩ. Theo dõi tình trạng của trẻ ngay khi chớm bệnh được điều trị kịp thời. Và, nếu tình trạng của bé kéo dài quá lâu và không có dấu hiệu ngừng lại mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế sớm nhất, để có những liệu pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm tại đây  : 

Các bậc phụ huynh thì luôn tìm mọi loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất để để cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, việc cung cấp thôi là chưa đủ vì các dưỡng chất chỉ đi vào cơ thể khi bé ăn ngon miệng. Vấn đề gặp phải hiện nay là hầu hết các bé yêu đều biếng ăn, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé  sẽ mách bạn cách kích thích trẻ ăn ngon miệng


Chế biến những món ăn mà bé thích thật đẹp mắt

Những món ăn được trình bày đẹp mắt sẽ thu hút mọi sự chú ý của bé yêu

Trẻ nhỏ thường rất thích thú với những đồ đẹp mắt, nhiều màu sắc. Dựa vào sự thích thú này mẹ có thể áp dụng vào việc nấu ăn cho bé. Các mẹ hãy trang trí món ăn với nhiều màu sắc và mùi vị sẽ giúp kích thích bé đòi ăn.

Mẹ có thể dùng cà chua, trái cây có màu sắc sặc sỡ nổi bật để trang trí cho món ăn. Bên cạnh đó, các mẹ hãy bố trí và bày biện các món ăn theo hình con vật mà bé yêu thích. Hãy cho bé cùng tham gia vào nấu ăn, bé sẽ rất sẵn lòng và mong mỏi khi được thưởng thức món ăn mà mình góp công vào đó.

Cho bé ăn khi bé thực sự đói và muốn ăn

Lúc này bạn không cần làm gì cũng khiến bé ăn rất ngon miệng rồi

Cũng như người lớn chúng ta vậy, khi cảm thấy đói sẽ muốn ăn và cảm thấy ăn rất ngon miệng. Lúc đói dạ dày sẽ tiết ra nhiều enzym để kích thích cảm giác thèm ăn bé sẽ ăn ngon miệng hơn, tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn.

Vì vậy, thay vì ép buộc con ăn khi con chưa đói khiến tâm lí trẻ không tốt dẫn đến tình trạng biếng ăn, khó hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé thì các mẹ hãy chịu khó theo dõi và biết khi nào bé thực sự đói và muốn ăn để cho bé ăn. Đặc biệt khi bé đói hoặc thèm ăn, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều những món chúng ưa thích hoặc một lượng lớn thức ăn được bé tiêu thụ. Hãy cho bé ăn một lượng vừa phải để bé cảm thấy hứng thú với những bữa ăn sau.

Tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ

Ăn uống khoa học sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện và khoa học

Tạo lập thói quen ăn uống cho trẻ là một thói quen tốt mà bạn cần thiết lập cho bé ngay từ khi bé còn nhỏ. Việc được ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ giấc và khoa học sẽ giúp bé hình thành các thói quen tốt.
Khi bé được cho ăn uống đúng giờ sẽ giúp bé được ăn đúng lúc đói nên sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Các mẹ cũng cần lưu ý là không được cho bé vừa xem tivi vừa ăn, vừa chơi trò chơi hoặc đi dong để bé ăn. Những việc này sẽ khiến bé mất tập trung đến bữa ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn và sao nhãng không muốn ăn ở trẻ.

Thường xuyên đa dạng món ăn cho bé

Thay đổi các món ăn liên tục sẽ khơi dậy tính tò mò của trẻ để thưởng thức 

Giống như người lớn, nếu chỉ được cho ăn mãi một món ngày này qua ngày khác chắc chắn sẽ tạo cảm giác chán, ngán không muốn ăn. Các bé cũng như vậy, nhiều bố mẹ chỉ cho con ăn mãi một món vì nghĩ chỉ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là được chứ không cần thay đổi. Việc hiểu sai như vậy cũng là một nguyên nhân của việc bé chán ăn.

Các bậc phụ huynh hãy thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên. Điều này vừa làm kích thích sự tò mò của trẻ với các loại thực phẩm mới, vừa làm kích thích vị giác của bé đối với các vị khác nhau. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn và thích thú hơn mỗi khi bữa ăn đến. 

Hỗ trợ kịp thời cho hệ tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa của bé vô cùng quan trọng trong quá trình hấp thu các dưỡng chất


Hệ tiêu hóa không tốt, hệ tiêu hóa kém, khó tiêu hóa cũng là một phần nguyên nhân vì sao trẻ trở nên biếng ăn, ăn không ngon miệng. Các mẹ hãy bổ sung ngay cho bé các loại rau xanh, hoa quả, sữa chua, men tiêu hóa . . . để cải thiện hệ tiêu hóa của bé, thúc đẩy bé ăn ngon và mau lớn.

Xem thêm:

Những lỗi khi nuôi con mà 9/10 ông bố bà mẹ mắc phải





Theo các bác sĩ tâm lý nghiên cứu, bé yêu của chúng ta rất nhạy cảm cả về mặt thể xác lẫn tâm hồn trong giai đoạn hình thành và phát triển. Chính vì vậy, mọi tác động dù nhỏ nhất của bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Và quan trọng trong số đó, cách phạt con khoa học và thông minh thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết.


1. Phạt đứng

Cách phạt này bố mẹ nên áp dụng khi con mắc các lỗi sau:
  • Tội cố ý nhảy từ trên cao xuống
  • Tội chạy nhảy trên xe

2. Cấm làm thứ trẻ thích


  • Tội không đánh răng
  • Tội khảnh ăn
  • Tội vứt đồ lung tung

3. Hỏi rõ ngọn ngành và giải thích sai ở đâu

Với cách phạt này, các ông bố và mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn và phân tích từ từ cho bé hiểu.
  • Cãi - đánh nhau với anh chị em
  • Lấy đồ chơi của bạn
  • Lấy đồ của người khác mà không hỏi

4. Tịch thu những món đồ yêu thích


Với cách này, chắc hẳn các bé sẽ cực kỳ khó chịu và thường gây bất mãn với bố mẹ. Tuy nhiên, chính vì vậy mới khiến các con có thể nhớ được những lỗi sai mà mình đã mắc phải.
  • Tội vứt đồ lung tung
  • Không thu đồ chơi sau khi chơi

5. Phạt làm việc nhà

Cùng làm việc nhà không chỉ coi là một hình thức phạt đối với bé mà còn rèn luyện cho bé những kỹ năng cần thiết giúp ích cho con khi con có cuộc sống riêng.
  • Tội vẽ bậy lên tường
  • Vứt đồ chơi và đồ đạc lung tung

6. Phạt ngồi một chỗ




Khi được ngồi 1 mình, các bé sẽ hình thành được thói quen suy nghĩ về những gì mình đã làm và tự đánh giá xem việc đó là đúng hay sai. Cách này sẽ giúp bé nhà bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
  • Tội cãi nhau
  • Tội đánh nhau

7. Phạt vẽ tranh

  • Tội hay đánh mắng người khác
  • Tội cào cấu, cắn người khác

8. Đánh lòng bàn tay

  • Tội không nhẫn nại
  • Tội lấy đồ của người khác
  • Tội làm giữ chừng bỏ dở

9. Phạt đọc sách, viết chữ

Có thể nhiều bố mẹ nghĩ phương pháp phạt này không được coi là hình phạt. Tuy nhiên đối với các đứa trẻ, chúng đều có thiên hướng thích vui chơi hơn nên việc phải học, phải đọc sách chính là hình phạt mà chúng ghét nhất.
  • Tội thích dùng bạo lực
  • Tội nói dối
  • Tội lấy đồ của người khác

10. Phạt nhặt đậu


Với phương pháp này sẽ giúp con rèn được tính kiên nhẫn, nhẫn nại và đóng vai "nàng lọ lem". Một phương pháp phạt con khoa học và thông minh.
  • Tội không nhẫn nại
  • Tội làm bỏ dở giữa chừng



Chúc bố mẹ áp dụng thành công nhé!

Xem thêm:
Sau khi sinh em bé, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao nuôi dưỡng và chăm sóc khiến con khỏe đẹp? Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé mách bạn một số mẹo vặt dân gian nhưng lại vô cùng hiệu quả khiến việc chăm sóc bé yêu của bạn trở nên "dễ thở" hơn.


1. Mẹo sinh con sạch và dễ sinh


Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi các bà mẹ hãy thường xuyên ăn mía, uống nước mía sẽ giúp sinh con sạch, bụ bẫm. Uống nhiều nước dừa sẽ khiến các mẹ dễ sinh con hay và bé sẽ sạch sẽ hơn.


2. Mẹo để mọc răng không sốt

Các mẹ hãy lấy giá đỗ với hẹ, sau đó khua vào miệng bé khi bé được 3 tháng 10 ngày và đừng quên nói rằng: "răng mọc như giá, mọc răng không sốt". Nhiều mẹ sẽ cảm thấy rất buồn cười khi sử dụng phương pháp này, tuy nhiên đừng coi thường nó nhé. Vì phương pháp này đã được ông bà ta áp dụng từ cách đây rất lâu rồi.


3. Mẹo để sữa mẹ thơm

Các mẹ đun sôi nước lá mít để vuốt ngực sữa mẹ sẽ rất thơm.
Các mẹ hãy đun sôi 1 ít nước với 7 cái lá mít  đối với con trai) hoặc 9 cái lá mít đối với con gái, rồi dùng lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi lên bầu ngực lúc mới sinh. Cách làm dân gian này sẽ khiến sữa mẹ thơm phức hấp dẫn bé yêu mà không có mùi gây gây khó chịu.


4. Mẹo gọi sữa về nhanh sau khi sinh

Các mẹ hãy mua rượu trắng và men, trộn hai hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Sau đó đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút hoặc mát xa ngực trong vòng 15 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, đồng thời sữa sẽ chín và thơm.


5. Mẹo để em bé ít đau bụng


Để bụng bé khỏe thì khi bé vừa rụng rốn các mẹ lấy dầu dừa thêm vào một ít phèn chua đã nướng giã nát sau đó lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi. Mẹo này các mẹ chỉ cần làm một lần bé sẽ không còn đau bụng vặt nữa.

6. Mẹo đi tiêm phòng về không sốt

Trước hôm đi tiêm các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, rồi cho con bú. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp bé không bị sốt tẹo nào. Bé nào dùng sữa ngoài thị mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh - bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong tủ giữ lạnh (túi bảo quản sữa). Dán một miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.

7.  Mẹo để lông mày đẹp


Nhựa lá trầu không giúp lông mày bé đẹp và nét.
Muốn lông mày mọc dài và cong vút thì khi mới đẻ con về chưa đầy tháng, các mẹ hãy mua lá trầu không rồi ngắt lấy cuống lá và lấy nhựa cuống lá bôi vẽ lên dáng lông mày. Các cụ cho rằng lông mày đó sẽ mọc theo hình được vẽ rất đẹp.

Các mẹ hãy áp dụng những mẹo dân gian nhưng vô cùng hiệu quả này nhé!

Xem thêm:

Kinh nghiệm chăm trẻ quấy khóc




Ngày nay, việc sử dụng sữa bột đang trở thành trào lưu của các bà mẹ trẻ tại Việt Nam. Họ có những lý do riêng của mình như: vì muốn sức khỏe bé tốt mà dùng sữa bột  hay lí do hơn cả là dùng sữa bột cho con vì muốn giữ dáng. Đôi khi có những gia đình không có điều kiện nhưng cũng cố "thắt lưng buộc bụng" để mua được sữa bột cho con uống. Vậy câu hỏi được đặt ra: Sữa bột có thật sự cần thiết khiến họ hi sinh đến vậy.

Sữa bột có giúp con cao lớn, thông minh?

Hàng năm, sữa bột là mặt hàng tiêu thụ đáng kể ở thị trường Việt Nam

Sữa bột là các loại sữa được sản xuất dành riêng làm thức ăn cho trẻ lọt lòng hay những bé dưới 12 tháng tuổi. Trong đó, thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ. Có thể nói hiếm ở nơi nào trên thế giới, sữa bột lại được bán tràn lan và có lượng tiêu thụ lớn như ở Việt Nam.

Tại các nơi bán sữa, các mẹ Việt Nam được giáo dục rằng: sữa bột có hàm lượng DHA cao và nếu như con mình không được uống sữa bột thì các bé yêu sẽ kém thông minh và không phát triển bằng những đứa trẻ khác.

Các nhà khoa học đều khẳng định sữa mẹ với hàm lượng chất thăng bằng và tự nhiên mới là dưỡng chất tuyệt vời nhất cho sự phát triển của bé. Các mẹ được khuyên rằng hãy tận dụng nguồn sữa mẹ có thể cho con. Không có bất kỳ một loại sữa bột nào, dù đắt tiền đến đâu hay nhiều dưỡng chất đến đâu có thể thay thế một cách hoàn hảo cho sữa mẹ. Sữa bột có thật sự cần thiết khi mà sữa mẹ hoàn toàn miễn phí, lại cung cấp đầy đủ nhất các dưỡng chất  giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, cao lớn và thông minh.

Những trẻ được bú sữa mẹ trong thời gian dài thì sẽ càng sáng dạ và khỏe mạnh chứ không cần sữa bột mới tốt nhất. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa những dưỡng chất thiên nhiên, kháng thể phòng bệnh mà không có bất kỳ 1 loại sữa bột nào có thể so sánh được. Các mẹ được khuyên chỉ dùng sữa bột cho con trong trường hợp không có sữa mẹ hoặc ít thì nên kết hợp cả sữa bột và sữa mẹ.

Khi nào thì nên dừng bổ sung sữa bột

Bé bắt đầu những bữa ăn dặm đầu tiên



Sữa mẹ hay sữa bột sẽ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ dưới 1 tuổi. Bắt đầu ngoài tuổi này, bé sẽ tập làm quen với 3 bữa ăn dặm 1 ngày và cơ thể của bé sẽ dần thích nghi với việc lấy dinh dưỡng từ thức ăn chứ không phải sữa nữa. Ở độ tuổi này, cha mẹ cũng sẽ dần tập cho bé chuyển sang uống sữa tươi nguyên chất không đường để dần dần thay cho việc bú mẹ hay uống sữa bột.

Với những trẻ bú mẹ thì đây là giai đoạn tập cho bé cai sữa mẹ. Và giai đoạn từ 2 tuổi trở lên khi trẻ đã hình thành thói quen ăn uống khoa học lấy các dưỡng chất từ các bữa ăn sẽ giúp cho bé cao lớn, khỏe mạnh và thông minh. Vì vậy, ở giai đoạn này không cần dùng sữa bột.

Sữa bột có thật sự cần thiết?

Sữa bột có cần thiết hay không đang là câu hỏi gây tranh cãi của các mẹ

Hầu hết, các bậc phụ huynh đều nghĩ rằng phải có sữa bột thì con mình mới khỏe mạnh, thông minh và phát triển. Tuy nhiên, mọi người đã quên rằng trong sữa mẹ có lượng kháng khuẩn cao sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh mà không bị tấn công bởi các loại bệnh thông thường  mà trẻ dùng sữa bột sẽ dễ nhiễm hơn.

Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ dùng sữa mẹ sẽ tốt hơn dùng sữa bột rất nhiều. Chúng ta chưa kể đến việc tiêu thụ và ưa chuộng mặt hàng sữa bột lớn hiện nay như ở Việt Nam đang là cơ hội cho việc sữa giả, sữa kém chất lượng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng trà trộn vào thị trường sữa Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nếu các mẹ mua nhầm sữa giả. 

Chúc các mẹ nuôi con thông thái!

Xem thêm:
Bị táo bón là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà bầu, việc thường xuyên bị táo bón là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ ở bà bầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé. Chính vì vậy, cần chữa trị táo bón cho mẹ bầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. 7 thực phẩm dưới đây sẽ giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo táo bón.

1. Cà rốt

Cà rốt bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu

Cà rốt chứa nhiều beta caroin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3 - 5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

2. Quả sung

Quả sung sẽ giúp mẹ bầu "đi" dễ dàng hơn

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza . . . là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại quả chứa nhiều chất xơ hơn bất kỳ loại trái cây và rau xanh nào.

Quả sung trị táo bón cho mẹ bầu bằng cách: Sắc 9g sung tươi sắc uống mỗi ngày, hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 - 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Hãy chọn sung quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là loại khó bảo quản để 1- 2 ngày là sẽ bị thối. Các mẹ có thể thay thế sung tươi bằng sung khô.


3. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp các mẹ tránh táo bón

Khoai lang chứa ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành các món ăn giúp mẹ bầu nhuận tràng, tránh táo bón một cách hiệu quả.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong khoai lang có rất nhiều vitamin C và các acid amin kích thích đường ruột, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý, ăn quá nhiều khoai lang có thể gây ra béo phì hoặc khó tiêu vì chứa nhiều đường. 

4. Chuối

Chuối chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Chuối có rất nhiều chất xơ nên rất tốt cho nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ăn chuối chín, có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, tránh đi ngoài ra máu.

Mẹ bầu nên nhớ chỉ ăn chuối chín hoặc chuối được nấu chín để trị táo bón chứ không được ăn chuối xanh.

5. Rong biển


Rong biển là một loại thực phẩm giúp mẹ bầu trị táo bón

Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh và sớm loại bỏ các chất cặn bã lưu lại trong đường ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ tăng khả năng hấp thu canxi. Cũng chính vì vậy, táo bón giúp mẹ bầu điều trị táo bón một cách hiệu quả.

6. Bí đỏ

Bí đỏ là loại thực phẩm bổ ích cho phụ nữ mang thai

Bí đỏ có vị ngọt tự nhiên và an toàn là một trong những thực phẩm cho mẹ bầu. Bí đỏ chứa nhiều loại Vitamin tốt cho thai phụ như: vitamin A, E, C và B6. Bên cạnh đó, bí đỏ cũng rất giàu kẽm và sắt, giúp bổ sung lượng máu cho bà bầu, phòng tránh tình trạng thiếu máu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.

Ngoài ra, bí đỏ còn dồi dào chất xơ, chính chất này giúp mẹ bầu nhuận tràng, trị táo bón một cách đơn giản và hiệu quả nhất.


7. Táo


Bà bầu nên ăn 1 - 2 quả táo mỗi ngày để phòng ngừa táo bón

Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, manga. Ngoài ra táo chứa chất không hòa tan có tác dụng trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh táo bón ở mẹ bầu. Nếu có điều kiện mẹ bầu hãy ăn 1 -2 quả táo mỗi ngày để cho hiệu quả tốt nhất. Tránh ăn táo thối. táo có chứa chất bảo quản rất nguy hiểm đến sức khỏe mẹ.

Xem thêm:

3 lần siêu âm mẹ bầu không thể bỏ qua

4 bài tập giúp mẹ bầu giảm cân sau sinh hiệu quả