Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Các mẹ đã biết khi trẻ đủ 5 - 6 tháng tuổi thì nhu cầu năng lượng cần nhiều hơn để hoạt động. Tuy nhiên, mỗi bữa bú, bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa nhất định mà thôi. Vì vậy bạn nên dần thay thế dần bằng chế độ ăn dặm chứa nhiều tinh bột, chất béo,... để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé vui chơi. Trong bài viết dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất đặc biệt đối với các trẻ 6 tháng tuổi.


Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.



Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Một lý do nữa cần cho trẻ ăn dặm khi 6 tháng tuổi, là lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được.



Những thực phẩm cho trẻ ăn dặm tốt nhất


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:


Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn dặm tốt nhất bằng ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.

Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. 
Lưu ý: đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất


Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:


  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
  • Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
  • Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
  • Ngoài ra, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Xem thêm:

Men vi sinh đang được sử dụng rộng rãi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mỗi loại men vi sinh có cách sử dụng khác nhau và đem lại công dụng khác nhau. Nhiều người đã biết  đến và sử dụng men vi sinh, tuy nhiên cũng có rất nhiều người chung thắc mặc : “ Tại sao bé nhà mình sử dụng  men vi sinh thời gian dài nhưng vẫn không hiệu quả?”, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đã tìm hiểu và thấy rằng việc sử dụng  men vi sinh sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả này.  Vậy, Cách sử dụng men vi sinh hiệu quả cần phải lưu ý những gì, các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem mình đã sử dụng men vi sinh đúng cách chưa nhé.

1. Men vi sinh là gì?


Người tiêu dùng phần lớn chỉ sử dụng mà ít quan tâm sâu  hơn về sản phẩm mà mình đang dùng. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, “ men vi sinh là những vi sinh vật sống mà khi được bổ sung thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ tiêu hóa”. 
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại men vi sinh, phải kể đến các loại men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh lấy được lòng của rất nhiều mẹ bỉm sữa.
Có thể thấy rõ nhất men vi sinh hay những lợi khuẩn probiotic sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng hệ khuẩn đường ruột cho trẻ. Các vi khuẩn, vi nấm này thực chất rất tốt và không hề gây hại đối với bé.


2. Vai trò của men vi sinh.


Men vi sinh được sử dụng rộng rãi, và được tin dùng bởi nhiều công dụng mà nó mang lại nhất là khi dùng men vi sinh cho trẻ. Có thể thấy rõ nhất như:

  • Men vi sinh được dùng nhiều cho trẻ biếng ăn, còi xương, chậm  lớn và chậm tăng cân. Các lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích khả năng thèm ăn của trẻ. 
  • Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Nếu như men tiêu hóa đảm nhiệm chức năng cung cấp enzyme giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, thì men vi sinh lại cũng cấp các lợi khuẩn cho đường ruột của bé, và ức chế sự phát sinh của các hại khuẩn đường ruột.
  • Vì ức chế hoạt động của các hại khuẩn, men vi sinh giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột cho bé, đặc biệt dành cho các bé có thời gian sử dụng kháng sinh và dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như : tiêu chảy, táo bón, phân sống, đầy hơi và chướng bụng. Các lứa tuổi khác nhau sẽ có cách sử dụng men vi sinh hiệu quả khác nhau.
  • Men vi sinh còn hỗ trợ cải thiện chứng bất dung nạp đường Lastores có trong sữa công thức của trẻ.
  • Bên cạnh các tác dụng lên  hệ tiêu hóa của trẻ, trong men các sản phẩm men vi sinh còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất khác nhau, bổ sung và cung cấp các chất có lợi cho sức khỏe của trẻ.

3. Cách sử dụng men vi sinh hiệu quả.


Men vi sinh trở thành sản phẩm thông dụng cho bé, được các chuyên gia khuyên nên bổ sung cho các con, tuy nhiên, Cách sử dụng men vi sinh hiệu quả cần lưu ý gì đã có câu trả lời cho các mẹ, các mẹ lưu ý những điều sau để bổ sung men vi sinh cho bé đạt được hiệu quả nhé.


  • Lưu ý khi pha men vi sinh cho trẻ: có thể mẹ không biết các lợi khuẩn probiotic có thể bị hủy trong môi trường nhiệt độ lớn hơn 45*C, nên khi pha men vi sinh cho bé, mẹ chú ý không pha cùng với sữa, nước hoặc cháo nóng, khi đó các lợi khuẩn sẽ không còn nữa và dù uống nhiều men vi sinh sẽ vẫ không đủ để bổ sung cho cơ thể.
  • Mẹ chú ý đến hàm lượng men vi sinh: Mỗi sản phẩm men vi sinh có hàm lượng và công dụng khác nhau, hàm lượng men vi sinh cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của sản phẩm. Hạm lượng cần đủ để bổ sung cho trẻ trong mỗi lần uống nên dao động từ 107  đến 1010  CTU, nếu sản phẩm mẹ đang cho bé sử dụng có hàm lượng thấp hơn con số này mẹ nên  ngừng sử dụng, vì dù sử dụng nữa cũng sẽ không mạng lại hiệu quả. Số lượng vi khuẩn vi nấm có lợi trong men vi sinh trong quá trình vẫn chuyển trong hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị mất đi do acid có trong dạ dày tiêu diệt, vì thế khi chọn sản phẩm men vi sinh cho bé, mẹ nên chú ý đến hàm lượng nhé.
  • Lưu ý khi sử dụng men vi sinh kèm với kháng sinh :thông thường khi kê đơn thuốc có kháng sinh sẽ đi kèm với men vi sinh, để men vi sinh bù đáp số lượng lợi khuẩn đã bị thuốc kháng sinh tiêu diệt trong dạ dày, trên thực tế các lợi khuẩn probiotic cũng có thể bị tiêu diệt, cách dùng men vi sinh hiệu quả trong trường hợp này là mẹ nen cho bé uống men vi sinh sau khi uống thuốc kháng sinh từ 30 phút cho đến 2 tiếng để các lợi khuẩn được “ đảm bảo an toàn” và thực hiện tốt chức năng của mình.
  • Lưu ý khi chọn mua: Để sử dụng men vi sinh hiệu quả, mẹ cũng nên lưu ý một chút đến việc lựa chọn các sản phẩm men vi sinh chất lượng của các nhà sản xuất và phân phối uy tín, tránh tìm mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ và kém chất lượng, không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Có thể mẹ quan tâm:



Men vi sinh và men tiêu hóa là hai loại chế phẩm sinh học được lựa chọn của rất nhiều mẹ 

cho các bé yêu nhà mình. Và câu hỏi Men vi sinh và men tiêu hóa có giống nhau cũng là

thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đi tìm hiểu kĩ hai

loại men này để có câu trả lời nhé.




1, Men tiêu hóa.

Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa thực chất là một hợp chất được bào chế và có tác dụng như một enzym tiêu hóa. Khi được bổ sung men tiêu hóa, chúng sẽ hỗ trợ trong việc tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thức ăn từ thô chuyển sang các chất mà cơ thể dễ hấp thụ nhất. 

Khi nào bé được chỉ định  dùng men tiêu hóa?

Vì có tác dụng như một enzyme tiêu hóa, nên chức năng chính của men tiêu hóa là hỗ trợ đường ruột, được chỉ định dùng trong các trường hợp như trẻ bị viêm teo ruột kéo dài, trẻ bị suy dinh dưỡng  hoặc các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Bác sĩ cũng kê đơn dùng cho các trẻ mới ốm dậy để  tăng cường sức đề kháng đường ruột và hồi phục nhanh hơn.


Men tiêu hóa được bổ sung như thế nào là đúng cách?

Dù với công dụng tốt như thế, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên sử dụng men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ và tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ.
Chính vì có thể tạo ra các enzyme tiêu hóa, nên khi trẻ được sử dụng quá nhiều sản phẩm này sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị phụ thuộc và nguồn cấp enzyme bên ngoài và cơ thể “ lười” tái tạo enzyme mới. Bên cạnh đó việc lạm dụng men tiêu hóa sai lầm của các mẹ cũng dễ khiến trẻ chịu tác dụng ngược lại. Vì thế mẹ nên chú ý khi bổ sung men tiêu hóa cho trẻ.

2, Men vi sinh

Men vi sinh là gì?

Khác với men tiêu hóa, men vi sinh hay còn gọi là Probiotic là một chế phẩm sinh học gồm nhiều các vi khuẩn, vi nấm tốt cho đường ruột. Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giúp có sức khỏe tốt hơn hạn chế trường hợp trẻ bị loạn khuẩn và rối loạn đường ruột. 

Có thể bạn quan tâm.
Men vi sinh brauer :http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html

Khi nào mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh?

Men vi sinh là sản phẩm rất tốt cho trẻ. Men vi sinh được bổ sung nhiều cho trẻ trong các trường hợp trẻ bị rối loạn tạp khuẩn đường ruột như bị đi ngoài, đi phân sống…Các lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ cân bằng hệ khuẩn đường ruột,tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa và hạn chế tối đa sự hoạt động và phát triển của các hại khuẩn đường ruột giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Mne vi sinh đặc biệt hỗ trợ tốt cho trẻ có thời gian sử dụng thuộc kháng sinh.


Dùng men vi sinh cho trẻ như thế nào là đúng cách?

Vì nhiều lợi ích trên, men vi sinh trở thành sự lựa chọn của nhiều mẹ. Tuy nhiên vì sử dụng sai cách nên vô tình không mang lại công dụng nhiều cho trẻ.
Khi cho trẻ dùng men vi sinh mẹ nên lưu ý không pha men vi sinh với sữa, nước hoặc cháo nóng vì trên thực tế men vi sinh dễ bị hủy bởi nhiệt, nhiệt độ trên 45*C sẽ làm chết các lợi khuẩn trong men vi sinh. Bên cạnh đó, một lượng lợi khuẩn trong quá trình đi vào cơ thể trẻ sẽ bị các acid trong dạ dày tiêu hủy, vì thế khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ nên chú ý đến hàm lượng lợi khuẩn có trong  men vi sinh. Nếu hàm lượng lợi khuẩn quá ít thì việc bổ sung men vi sinh cho trẻ sẽ không có tác dụng. Một trong những cách tốt nhất là mẹ nên lựa chọn những sản phẩm của những thương hiệu uy tín và chất lượng để tránh sử dụng  và rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Men vi sinh và men tiêu hóa có giống nhau?

Thực chất men vi sinh và men tiêu hóa là hoàn toàn khác nhau dù hai loại men này cùng hỗ trợ rất tốt cho đường ruột. Như đã thấy, men vi sinh là những lợi khuẩn cho đường ruột còn men tiêu hóa là men( enzyme) có tác dụng “cắt” và tiêu hóa thức ăn.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ vẫn có thể kê đơn cho trẻ dùng hai loại men đồng thời. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để tìm được sản phẩm tốt và phù hợp với con nhất.





Xem them tại đây.

Để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, trong các buổi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi cần thiết, trong đó có có chiều cao và cân nặng chuẩn của thai nhi. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo WHO dưới đây sẽ giúp các mẹ tham khảo về tình hình thai nhi để mẹ có những điều chỉnh giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

  • Yếu tố di truyền là điều ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của thai nhi
  • Vóc dáng của mẹ trước khi có bầu
  • Tuổi của bà mẹ mang thai
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
  • Nếu các mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sinh con thiếu cân và ngược lại.
  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của bé cũng nhẹ hơn bình thường.

Bảng cân nặng chuẩn theo WHO đối với người Việt Nam


Tuy nhiên, đây chỉ là các chỉ số để mẹ tham khảo, không phải là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi để mẹ cứng nhắc phải đạt được bằng mọi giá, bởi ngay cả những tháng đầu thai kỳ, khi bé cưng mới chỉ là một bào thai bé xíu, chiều cao và cân nặng thai nhi đã có sự khác nhau.



Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai


Thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé yêu đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.

Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…

Thai nhi phát triển kém hơn so với tuổi thai


Căn cứ vào bảng cân nặng thai nhi chuẩn, nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, dây rốn có vấn đề hay không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo, các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ…

Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…



Men vi sinh trở thành sự lựa chọn của rất nhiều các mẹ giúp hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc bé. Tuy nhiên, không ít những sai lầm của mẹ khiến bé dùng men vi sinh không hiệu quả. Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé hôm nay, sẽ giúp mẹ nhận thấy những sai lầm nên tránh này để bé yêu nhà mình phát triển và hấp thụ tốt nhất khi sử dụng men vi sinh.


1. Những công dụng của men vi sinh mẹ không thể bỏ qua.

Men vi sinh được nhiều mẹ lựa chọn cho bé vì những lợi khuẩn Probiotic có trong men vi sinh mang lại được kể đến như:

  • Men vi sinh là chế phẩm sinh học giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé rất hiệu quả.
  • Men vi sinh tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hạn chế hại khuẩn gây các bệnh tiêu hóa cho bé.
  • Các lợi khuẩn Probiotic giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sự cân bằng đường ruôt.
  • Men vi sinh còn bổ sung các vitamin thiết yếu, kích thích đường ruột cho trẻ biếng ăn.





Có thể bạn quan tâm: 




2. Những sai lầm của mẹ khiến bé dùng men vi sinh không hiệu quả.


Không ai phủ nhận những hiệu quả mà men vi sinh mang lại, tuy nhiên sử dụng men vi sinh như thế nào cho đúng cách và đạt kết quả tốt nhất thì không phải mẹ nào cũng làm được, bởi trên thực tế, rất nhiều trẻ được bổ sung men vi sinh nhưng không mang lại kết quả tốt. Đó là do một trong các sai lầm sau của mẹ.

Sai lầm khi mẹ pha men vi sinh với thức uống nóng.


Men vi sinh có thể bị hủy tác dụng bởi nhiệt, tuy nhiên, có thể mẹ đã quên lời dặn này của bác sĩ và pha men vi sinh với cháo, nước, hoặc sữa nóng mà không biết rằng đã vô tình làm mất tác dụng của men vi sinh. Các chủng lợi khuẩn có thể bị hủy hoại và chết ở nhiệt độ lớn hơn 45*C vì thế, nếu men vi sinh mẹ đang dùng cho bé không phải loại uống trực tiếp thì mẹ nên pha với các thức uống nguội hoặc nhiệt độ nhỏ hơn 45*C để men vi sinh phát huy tốt tác dụng của mình.



Sai lầm khi mẹ chỉ nhìn thương hiệu mà không rõ thành phần.

Không quá khó để mẹ có thể tìm thấy một thương hiệu men vi sinh trên thị trường. Mỗi loại men vi sinh gồm nhiều loại lợi khuẩn khác nhau và tất nhiên công dụng của chúng cũng không giống nhau. Khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ, mẹ không chỉ nhìn vào thương hiệu mà nên tìm hiểu kĩ cả những lợi khuẩn trong sản phẩm, xem loại nào phù hợp với trẻ và loại nào chưa được sự công nhận của hội đồng khoa học về công dụng của lợi khuẩn.


Mẹ sai lầm khi cho con uống men vi sinh ngay sau khi uống kháng sinh.

Men vi sinh cực kì hiệu quả đặc biệt cho trẻ đã có thời gian sử dụng kháng sinh. Do kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng đồng thời tiêu diệt luôn những lợi khuẩn. Nếu mẹ vội vàng cho bé uống men vi sinh ngay sau khi uống kháng sinh thì kháng sinh sẽ tiêu diệt ngay lập tức những lợi khuẩn của men vi sinh dẫn đến việc bé sử dụng men vi sinh nhưng không đạt hiệu quả. 



Cách tốt nhất là mẹ nên cho bé uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh ít nhất 30 phút cho đến 2 tiếng, để các lợi khuẩn trong men vi sinh phát huy tối đa "trách nhiệm của mình".

Mẹ quên quan tâm đến hàm lượng men vi sinh khi cho bé uống.

Lượng vi khuẩn,vi nấm có trong men vi sinh phải trải qua quá trình rất dài mới có thể phát huy được công dụng của nó, trong quá trình đi vào cơ thể, lượng axit trong ruột có thể tiêu diệt một phẩn những vi khuẩn vi nấm này. Vì thế nếu lượng men vi sinh cho bé quá ít thì mẹ không nên thắc mắc tại sao con uống men vi sinh trong thời gian dài vẫn không có hiệu quả nhé.

Có thể mẹ cho rằng vì men vi sinh rất tốt nên cho bé uống lâu dài và không dừng lại, tuy nhiên mẹ nhớ lưu ý rằng, khi sử dụng men vi sinh trong thời gian dài có thể khiến bé gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy và đầy hơn, bên cạnh đó dùng men vi sinh và men tiêu hóa cùng lúc cũng khiến trẻ gặp các vấn đề và đường tiêu hóa đó.



Để việc sử dụng men vi sinh hiệu quả nhất mẹ nên chú ý tránh các sai lầm trên nhé. Chúc mẹ chăm sóc bé khỏe mạnh.

Xem thêm tại đây.
Nấu cháo dinh dưỡng cho bé là việc mẹ cần phải biết khi con mình bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm.  Việc bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ qua các món cháo dinh dưỡng như cháo thịt, cháo tôm, cháo rau củ … sẽ giúp trẻ mau lớn và phát triển hơn. Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cháo dinh dưỡng ngon như hàng làm.

1. Cháo thịt heo bí đỏ


Bí đỏ rất giàu Vitamin A, rất tốt cho mắt của trẻ. Kết hợp với thịt heo sẽ giúp bé thưởng thức món cháo dinh dưỡng thơm ngon.

Cháo thịt heo bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng


Nguyên liệu:
  •  Gạo tẻ 30g
  •  Thịt heo 30g
  • Một miếng nhỏ bí đỏ
Cách làm: 

Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng. Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ. Sau đó, cho thịt vào cháo, để khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp.

Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.



2. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai


Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

Món cháo dinh dưỡng thơm ngon mà các bé không thể chối từ

Nguyên liệu:
  • Thịt bò 30g (thịt bò thăn) 
  • Cà rốt 30g P
  • Phô mai 1-2 miếng nhỏ.
Cách làm: 

Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Gạo trắng nấu thành cháo trắng đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút. Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.

Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những bé không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai. Thế là hoàn thành xong món cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi rồi.

3. Cháo tôm súp lơ

Tôm chứa nhiều canxi cung cấp dưỡng chất cho trẻ 6 tháng tuổi

Nguyên liệu: 
  • Gạo tẻ 30g
  • Tôm 5-7 con loại lớn
  • 1 nhánh súp lơ nhỏ
  • Dầu ăn cho trẻ hoặc 1,2 miếng phô mai.

Cách làm: 

Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc mịn. Tôm sơ chế, bỏ vỏ và chỉ đen ở lưng, cắt hạt lựu. Ướp tôm với chút gia vị, dầu ăn, hành giã nhỏ. Súp lơ xanh trần qua nước sôi, thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cháo nấu chín. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho tôm xào sơ qua, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Sau đó trút tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều tay cho tôm, cháo, súp lơ hòa quyện. Khi thấy cháo chín tới, sánh mịn thì tắt bếp.

Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan hoặc thêm chút dầu ăn dành cho trẻ.

4. Cháo đậu hũ rau ngót

Nếu trẻ biếng ăn rau, mẹ có thể chế biến món cháo dinh dưỡng này để tăng cường chất xơ cho trẻ.

Món cháo cung cấp nhiều chất xơ cho bé yêu


Nguyên liệu: 
  • Gạo tẻ 30g
  • Đậu hũ miếng nhỏ
  • Rau ngót 30g.

Cách làm:
 

Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ. Khi nồi cháo đang sôi, cho rau ngót vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều. Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt bếp.

Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.

5. Cháo thịt bò


Đạm là chất dinh dưỡng không thể thiếu và đặc biệt đối với bé 6 tháng tuổi, món cháo thịt bò sẽ cung cấp đạm giúp bé vui chơi cả ngày mà không mệt mỏi.

cháo thịt bò cung cấp đạm cần thiết cho bé


Nguyên liệu:
  • Cà rốt hoặc khoai tây 30g
  • Thịt bò
  • Gạo tẻ
Cách làm:

 Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc, chín mềm. Thịt bò xay nhuyễn. Cà rốt luộc chín và tán nhuyễn. Sau khi cháo trắng chín, cho thịt bò vào nấu 1 phút. Nêm gia vị và cho cà rốt vào, tắt bếp. 

Cháo thịt bò rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho bé.

Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng để giúp cho trẻ phát triển được tốt nhất, để cho trẻ có cơ hội phát triển tự nhiên nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Để chúng ta không bỡ ngỡ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả, thì hôm nay Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cũng như nguồn kiến thức về cách chăm sóc cũng như cách nuôi trẻ sơ sinh.


Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là giúp cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thì các mẹ cần phải biết trẻ cần phải được nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể phát triển tốt nhất, thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ 16 tiếng mỗi ngày, đây là cơ chế hoạt động bình thường của trẻ nhưng các mẹ cần lưu ý, cứ sau 4 tiếng mà con trẻ vẫn không thức giấc thì chúng ta cần cho trẻ bú để tránh việc cơ thể bị đói và mệt. 



Trong khoảng thời gian này các mẹ cũng nên đánh thức hoặc bế trẻ nhỏ dậy, để đầu dựa vào vai của và mẹ vỗ nhẹ nhẹ vào lưng, quá trình này sẽ giúp trẻ ợ được hơi ra ngoài vì trong quá trình bú con trẻ sẽ nuốt một lượng không khí vào theo, cách này sẽ giúp trẻ sơ sinh tránh được bị thức giấc một cách khó chịu do phản ứng của cơ thể đây như việc bị nôn trớ sữa hay tức ngực.

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ nghỉ không giống ai cả, có trẻ thức một chút ban ngày và ngủ rất ngon vào ban đêm, nhưng thông thường thì trẻ sơ sinh rất hay tỉnh táo vào ban đêm, vì vậy ở trong phòng chúng ta để đèn ngủ ở mức thấp nhất, để giúp trẻ dễ dàng ngủ hơn, giảm âm độ trong mỗi cuộc nói chuyện và kiên nhẫn cho đến khi con trẻ bắt đầu ngủ trở lại.

Cho con bú sữa mẹ là cách chăm sóc trẻ sơ sinh được tốt nhất

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh với nguồn dinh dưỡng tốt nhất thì việc lựa chọn sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, bởi trong đó có đầy đủ các chất dinh dưỡng, sức đề kháng mà trẻ sơ sinh cần thiết trong quá trình phát triển cũng như việc đảm bảo chất lượng vệ sinh để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh được tốt nhất.
Nếu trẻ sơ sinh được bú no sữa thì trẻ sẽ đi tè từ 6 đến 8 lần một ngày cùng với việc đi tiêu đều đặn và dẫn đến tăng cân cũng diễn ra rất đều đặn và đây là cách chăm sóc trẻ được hiệu quả cũng như giúp trẻ có có nguồn dinh dưỡng đầy và phát triển tốt nhất.



Các mẹ không nên căng thẳng khi gặp khó khăn trong thời gian đầu cho trẻ bú hoặc uống sữa , cần phải kiên nhẫn và thực hành nhiều lần, để trẻ sơ sinh cảm nhận và quen dần. Nếu có thể thì cũng nên nhờ tới sự trợ giúp của các y tá hoặc bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn, tìm ra các phương pháp hiệu quả nhất.

Bạn nên cho con trẻ bú sữa từ 8 đến 12 lần trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh trẻ, các mẹ cũng không nhất thiết phải cho trẻ bú đúng giờ giấc mà chỉ cần quan sát các biểu hiện cũng như hành động của trẻ như việc hoạt động để tìm vú của mẹ thì chúng ta sẽ cho trẻ bú và nên cho trẻ sơ sinh bú ít nhất là 4 giờ đồng hồ một lần, nếu như trẻ vẫn đang ngủ các bạn cũng có thể đánh thức chúng dậy và cho bú.
Quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh uống sữa có thể sẽ kéo dài tới 40 phút, do đó các mẹ cần chuẩn bị một chỗ ấm áp để cho con trẻ uống sữa, cũng như giúp bản thân được thoải mái và thư giãn.

Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và cách chăm sóc trẻ tốt nhất, để có lượng sữa dồi dào. Tuyệt đối không được sử dụng rượu hay café vì sẽ làm cho chất lượng sữa bị giảm đi, ngoài ra những thành phần này sẽ được được cơ thể hòa trộn vào sữa như thế trẻ sơ sinh sẽ bú sữa có bao gồm thành phần rượu và café, điều này quả thật không tốt chút nào trong quá trình phát triển của trẻ.


Những lưu ý khi bế, ẵm trẻ sơ sinh


Chúng ta có thể vô tình gây ra cho trẻ những ảnh hưởng rất nguy hiểm mà không hề hay biết, vì vậy sau đây là những lưu ý mà các mẹ cần biết để giúp cho sức khỏe của trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả.



  • Mỗi khi tiếp xúc với trẻ thì cần rửa tay để khử trùng trước vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn rất yếu vì thế con trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Do đó hãy chắc chắn tay của các bạn đã được sử lý trước khi bế, ẵm trẻ nhỏ.
  • Mỗi khi bế trẻ sơ sinh thì chúng ta cần phải đỡ lấy phần đầu, cổ của trẻ, vì hệ cơ ở khu vực này của trẻ sơ sinh vẫn còn rất yếu, nếu chúng ta không đỡ khu vực này trẻ sẽ có nguy cơ ngửa cổ ra sau gây ra sự nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ.
  • Tránh lắc trẻ sơ sinh dù bạn đang có cảm xúc vui vẻ hay nóng giận điều này có thể dẫn đế tử vong cho trẻ sơ sinh vì sẽ khiến những mạch máu trong não bị đứt. Đừng bao giờ đánh thức trẻ nhỏ bằng cách lắc mà chúng ta hãy thử bằng cách cù vào lòng bàn chân hoặc những có thể nhẹ nhàng xoa vào vào tay, bụng … để trẻ không bị giật mình, gây ra những tác động xấu trong thời gian sau này.
  • Khi bế trẻ thì các mẹ cần phải nâng đỡ đầu vào cổ của trẻ thật tốt, chúng ta nên để đầu của trẻ nằm trên khuỷu tay bên trong,với toàn bộ chiều dài của trẻ sẽ được nằm thoải mái trên toàn bộ cánh tay chúng ta. Có đôi lúc các mẹ nên bế trẻ áp sát vào ngực, đầu dựa vào vai của mẹ và dùng một tay để bế trẻ và tay còn lại giữ lấy phần cổ, đầu cho trẻ.
Nếu trong nhà có những thành viên lớn tuổi hơn thì nên hướng dẫn cho họ cách chăm sóc và nâng đỡ trẻ sơ sinh như thế nào, để giúp trẻ sơ sinh có những tiếp xúc mới lạ, tạo những sợi dây liên kết tình cảm gia đình. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh với sữa bột

Lựa chọn việc cho trẻ bú sữa mẹ hay ăn sữa bột đó là việc quyết định của các nhân mỗi người mẹ, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt hơn khỏe mạnh hơn. Vì vậy nếu trong trường hợp có thể cho trẻ bú sữa mẹ thì chúng ta nên ưu tiên sữa mẹ hơn là sữa bột.



Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh với trường hợp các mẹ bắt buộc phải cho trẻ ăn sữa bột thì chúng ta cần phải đo đạc một cách cụ thể để kiểm soát được số lượng thức ăn trẻ hấp thu mỗi lần, từ đó sẽ giúp cho trẻ không bị ăn quá no hoặc bị đói. Nếu như các mẹ vẫn lựa chọn sữa bột thì cần phải biết một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh cũng như giúp quá trình chăm sóc trẻ được tốt nhất :
  • Luôn đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn được ghi trên bao bì
  • Tiệt trùng bình, chai sữa mới và cũ
  • Cứ sau 2 hoặc 3 giờ cho trẻ bú một lần hoặc cho bú mỗi khi thấy con trẻ đói
  • Đổ bỏ toàn bộ sữa bột đã pha mà trẻ uống không hết
  • Các mẹ cần lưu ý khi pha sẵn sữa bột và để trong tủ lạnh thì mỗi khi cho trẻ uống cần phải hâm nóng lại, như thế trẻ sẽ dễ uống hơn cũng như tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ và thời gian sử dụng của sữa bột pha sẵn được lưu trữ trong tủ lạnh là 24h
  • Mỗi khi cho trẻ bú bình thì các mẹ cần giúp trẻ nằm ngửa ở góc 45 độ vì ở tư thế này trẻ sẽ hạn chế việc tiếp thu không khí vào trong dạ dày, cùng với đó dốc bình sữa để núm vú luôn trong trạng thái đầy sữa, giúp cho trẻ bú được nhanh hơn.
Chúc các mẹ chăm con thật tốt!

Xem thêm: