Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Tâm trạng thất thường khi mang thai

0
Bà bầu mắc chứng mẫn cảm trong thai kỳ thường nhạy cảm với những thay đổi của cơ thể, luôn làm quá mọi chuyện lên; trở nên nhạy cảm, hay lo lắng và dễ khóc và dễ có những suy nghĩ tiêu cực hơn, quan trọng hóa vấn đề và gây sự một cách vô lý. Sau đây chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ giúp các mẹ tìm hiểu những phương pháp khắc phục tình trạng trên.

Bà bầu mắc chứng mẫn cảm trong thai kỳ

Nguyên nhân
Đây là bệnh thường thấy đối với bà bầu trong thời kỳ mang thai, đa phần là do chưa thích ứng được với những biến đổi quá nhanh của cơ thể, do không quen với các phản ứng của việc mang thai, cũng có thể do thiếu chất dinh dưỡng cũng dễ gây mẫn cảm, đôi khi do quá trình chuyển đổi tâm lý, luôn mang nỗi lo lắng chưa thích ứng kịp với vai trò làm mẹ.
Phương pháp khắc phục
-          Nói chuyện với những người đã trải qua thời kỳ mang thai: Nói chuyện với những người có kinh nghiệm sẽ giúp mẹ bầu thấy rằng mang thai và sinh con không hề khó khan như mình tưởng mà đó là một điều cực kì lý thú trong cuộc đời người phụ nữ, vì vậy không có gì phải lo lắng cả. Hầu như tất cả các mẹ đều phải trải qua quá trình thay đổi tâm lý như vậy nên khi nói chuyện và chia sẻ cùng nhau sẽ giúp tâm trạng khá hơn.
-          Tìm một vài việc để làm: Nếu quá rảnh rỗi, toàn bộ thời gian của các mẹ chỉ dành cho việc dưỡng thai thì càng dễ sinh ra triệu chứng mẫn cảm. Mẹ bầu có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành, tập thể dục, đi bộ trong công viên….
-          Hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý để làm những công việc mình thích mà trước đây mình muốn làm nhưng lại không có thời gian và chưa có cơ hội để làm, hãy tận dụng thời gian này thực hiện chúng.

Học yoga, ngồi thiền để tập luyện, giao lưu và chia sẻ

-          Duy trì việc giao lưu với bên ngoài: Một số bà mẹ đã cách biệt hoàn toàn với xã hội, hiếm khi đi đến những nơi đông đúc, vì muốn bảo vệ thai nhi nên dường như đã khiến tâm lý càng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là hàng ngày, các mẹ nên ra ngoài đi dạo, đi mua sắm, nấu ăn, tìm một lớp học yoga, ngồi thiền để tập luyện, giao lưu và chia sẻ.
-          Trò chuyện với chồng: Hãy tâm sự với chồng về những thay đổi của cơ thể mình hai người hiểu nhau rõ vấn đề hơn. Sự chia sẻ của anh ấy có thể giúp mẹ bầu bình tĩnh trở lại, và cải thiện được tình trạng hiện tại.
-          Ngoài ra, mẹ nên có một chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, bổ sung vitamin để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng cho bé để đảm bảo mẹ khỏe bé thông minh.
-          Nếu tình trạng không thể khắc phục được thì bạn nên đi đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và khắc phục kịp thời.



>>> Ho kéo dài trong thai kì và những điều cần biết

>>> Tiền sản giật và những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu cần biết



0 nhận xét:

Đăng nhận xét