Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi mẹ nên biết.

0
Khí được một tuần tuổi bé đã có đủ thời gian để thích ứng với môi trường, tuy nhiên bé vẫn còn nhiều biều hiện mới vì vậy cha mẹ phải có cách chăm sóc trẻ một tuổi tuần tuổi đúng cách. Vậy làm cách nào để chăm sóc trẻ một tuần tuổi an toàn và khoa học đây, các mẹ hãy cùng chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tham khảo một số cách chăm sóc trẻ an toàn dưới đây nha.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Trong tuần đầu tiên bé vẫn giành thời gian ngủ rất nhiều. Tuy nhiên  vẫn có một số khoảng thời gian trong ngày bé bé thức giấc và làm quen với môi trường xung quanh. Lúc này bạn nên tìm cách trò chuyện hay hát cho bé nghe, bé sẽ rất thích thú những âm thanh và màu sắc mới lạ trường bên ngoài.
Vì vậy, trong tuần đùa tiên, giấc ngủ đối với bé là rất quan trọng.
Các chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh phần nhiều đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là điều hoàn toàn bình thường và giấc ngủ của bé sẽ bắt đầu ổn đinh hơn khi bước vào tháng thứ 4. 
Trong tuần đầu tiên có một số bậc cha mẹ thường phân vân nên cho bé ngủ trong cũi riêng hay ngủ chung giường thì sẽ đảm bảo an toàn hơn. 

Khi bé ngủ ở cũi riêng

  • Đệm kê cho bé phải vừa vặn và đủ diện tích
  • Loại bỏ nhưng chiếc gối và những chiếc chăn to nặng thay vào đó là những chiếc gối nhỏ êm ái dành riêng cho bé.
  • bạn không cần thiết phải trang t trí bất kì vật dụng nào hay đò chơi quanh thành cũi.

Khi bé ngủ chung giường

  • Bạn không nên cho bé dùng chung đệm nước hoặc chăn (đệm) điện của người lớn.
  • Bé không được dùng chung chăn gối với cha mẹ.
  • Giường nên kê sát với tường và nên cho bé nằm trong để tránh bi rơi ra ra ngoài.
  • Bạn nên tránh ôm bé ngủ trên ghế sofa, salon hay bất kỳ chiếc ghế dài nào trong nhà.
  • Bạn không được cho bé ngủ chung giường với các thành viên hút thuốc hoặc uống rượu...

2. Cho bé sơ sinh ăn

  • Việc cho bé bú mẹ hoàn toàn, vừa bú bình vừa bú mẹ, hoặc bú bình hoàn toàn dựa vào sức khỏe và tình trạng sữa của mẹ, 1-2 ngày đầu thì đầu sữa chưa xuống, những ngày tiếp theo sữa sẽ xuống nhiều hơn, bạn nên tăng cường cho bé bú sữa. thời gian và tần suất bú hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
  • Các mẹ sẽ thấy rất thú vị khi trong tuần đù bé cũng bị nấc như người lớn. Thực ra khi nằm trong bụng mẹ đã xuất hiện tình trạng này, đây là hiện tượng tự nhiên và nó cũng sẽ mất đi trong thời gian ngắn, nên bạn không cần qúa lo lắng.
  • bé cũng thường đi tiêu liên tục, có thể là ngay sau cữ bú. Bởi vì sữa chứa rất nhiều nước nên việc bé đi tiểu liên tục không đồng nghĩa với việc bé bị tiêu chảy.

3. Mặc quần áo cho bé.

  • Giai đoạn này, do hẹ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiên nên  tay và chân bé có những biểu hiện xanh xao và hơi tái, Để nhận biết bé có lạnh không bạn có thể đẻ mu bàn tay của mình vào gáy hoặc cặp nhiệt đọ cho bé.
  • Với thời tiết lạnh bạn nên mặc quần áo ấm cận thận cho bé khi đi ra ngoài. Ngoài ra quần áo của bé phải mềm, thoáng, mỏng để có thể mặc nhiều lớp khi trời mỏng, hoặc dễ dàng cởi bớt khi trời nóng.

4. Vệ sinh rốn cho bé.

Vệ sinh rốn trong tuần đầu cho bé là rất quan trong. Phải mất cả tuần thậm chí là cả tháng thì rốn của bé mới khô và rung được. Do đó mẹ phải vệ sinh  cẩn thận cảm thận đề phòng nhiễm trùng viêm rốn rất nguy hiểm.
Lưu ý khi vệ sinh rốn cho con
  • Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô ( có thê sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).
  • tháo băng rốn và kiểm tra xem có mùi bất thường gì xảy ra không ( mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu..)
  • Dùng băng bông thấm nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng ( lưu ý thay bông băng khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch.
  • Sát trùng vùng quang rốn bằng cồn 70 độ. Sau đó để hở và băng lại bằng gạc mỏng. Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn để không gây bí nóng, gây viêm nhiễm.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét