Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo WHO

0
Để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, trong các buổi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi cần thiết, trong đó có có chiều cao và cân nặng chuẩn của thai nhi. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo WHO dưới đây sẽ giúp các mẹ tham khảo về tình hình thai nhi để mẹ có những điều chỉnh giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

  • Yếu tố di truyền là điều ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của thai nhi
  • Vóc dáng của mẹ trước khi có bầu
  • Tuổi của bà mẹ mang thai
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
  • Nếu các mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sinh con thiếu cân và ngược lại.
  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của bé cũng nhẹ hơn bình thường.

Bảng cân nặng chuẩn theo WHO đối với người Việt Nam


Tuy nhiên, đây chỉ là các chỉ số để mẹ tham khảo, không phải là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi để mẹ cứng nhắc phải đạt được bằng mọi giá, bởi ngay cả những tháng đầu thai kỳ, khi bé cưng mới chỉ là một bào thai bé xíu, chiều cao và cân nặng thai nhi đã có sự khác nhau.



Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai


Thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé yêu đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.

Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…

Thai nhi phát triển kém hơn so với tuổi thai


Căn cứ vào bảng cân nặng thai nhi chuẩn, nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, dây rốn có vấn đề hay không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo, các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ…

Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…



0 nhận xét:

Đăng nhận xét