Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Bé bị đi tướt nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

0
Khi bé bị đi tướt, mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng lo lắng, băn khoăn không biết nên làm gì để con nhanh khỏi bệnh. Bé bị đi tướt nên ăn gì, kiêng gì là điều mà các mẹ đều quan tâm vì chế độ dinh dưỡng quyết định đến nguyên nhân bé bị đi tướt. Hãy cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu nhé!

Đi tướt là gì?


Đi tướt là khi trẻ sơ sinh có phân lỏng hơn so với bình thường, màu hoa cà, có vài hạt trắng, có thể sùi bọt hoặc xì hơi nhiều. Nó có nhiều điểm giống với tiêu chảy nhưng mức độ nhẹ hơn và nguyên nhân cũng khác, đơn giản là do khả năng tiêu hóa của bé còn kém. Trẻ đi tướt khoảng 4-5 lần/ ngày là bình thường, đặc biệt là với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ. Nó thường chỉ xảy ra trong vài ngày mà thôi, không quá 1 tuần.

Khi trẻ biết ăn dặm, việc thỉnh thoảng bị đi tướt cũng là bình thường và phổ biến. Trẻ đi tướt vẫn ăn uống tốt, vui chơi như bình thường, không sốt hay ốm đau gì cả. Có những trường hợp xảy ra vào giai đoạn đặc biệt, chẳng hạn như trẻ đi tướt mọc răng hoặc trẻ đi tướt lẫy.

Trẻ bị đi tướt nên ăn gì?

Khi mẹ thấy trường hơp bé đi tướt nhưng vẫn chịu ăn và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại, bạn cứ tiếp tục cho bé ăn uống như bình thường. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vẫn phải bú sữa mẹ và bú sữa công thức. Còn nếu trẻ đã biết ăn rồi thì bạn có thể cho bé ăn thêm những món sau :

  • Khoai lang nấu nhừ, lỏng

  • Nước ép cà rốt hoặc cà rốt nghiền nấu nhừ
  • Chuối nghiền.

Các mẹ không nên cho bé ăn các loại quả chát có chứa chất tanin: ổi xanh, hồng xiêm xanh…Vì nó có thể làm săn màng ruột khiến tình trạng đi tướt thêm kéo dài. Thế nhưng một số quả chín giàu vitamin C và khoáng chất như cam, xoài, đu đủ…bé bị đi tướt nên ăn để tăng tăng cường. Không nên kiêng khem quá nhiều, vẫn cho bé ăn đủ thịt, cá, các loại rau để cơ thể bé đủ chất, tăng sức đề kháng.

Không nên ăn gì khi bé bị đi tướt

Một số thực phẩm có thể khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, do vậy bạn cần cho bé bị đi tướt kiêng một số thực phẩm sau :

  • Sữa và các phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua)
  • Các loại trái cây như : đào, mận, lê, mơ,…do chúng chứa nhiều đường và có tính chất giảm táo bón
  • Tránh những thực phẩm giàu chất xơ
  • Tránh những thực phẩm tanh như cá, ốc, tôm,…

Nên nhớ rằng, chỉ kiêng ăn trong vài ngày khi trẻ bị đi tướt không nên ăn mà thôi, khi trẻ đã khỏi thì bạn hãy tiếp tục cho trẻ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Những lưu ý khác khi trẻ bị đi tướt

Trẻ đi tướt mặc dù là bình thường nhưng lại có thể bị nhầm lẫn với tiêu chảy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác.


Nếu trẻ đi phân lỏng hơn 1 tuần và nặng hơn thì đó không phải là đi tướt, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân nhanh chóng.

Mất nước là một tình trạng dễ xảy ra và trẻ có thể bị tử vong nếu mất nước chỉ vài ngày. Do vậy, bạn cần đảm bảo cung cấp cho bé đủ lượng nước mỗi ngày; uống Oresol để bù điện giải nếu thấy cần thiết.

Ngoài ra,ngoài việc bé bị đi tướt nên ăn các loại thực phẩm đun sôi, nấu chín kỹ thì mẹ cần  tiếp tục vệ sinh cho bé hằng ngày và sạch sẽ để tránh nhiễm bệnh.

Nếu trẻ đi tướt kéo dài nhưng không có biểu hiện gì khác thì bạn có thể cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.


Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét