Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé


Việc cho con bú luôn là nỗi lo lắng đối với những phụ nữ sắp hay mới sinh con. Việc đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không biết cách có thể làm cho bé khó bú, bú không đủ no…Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé xin chia sẻ vài bí quyết cách cho con bú giúp các mẹ thực hiện công việc này suôn sẻ và khéo léo hơn.

Cách cho con bú khoa học

Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Có thể lúc này bà mẹ còn mệt mỏi nhưng đứa trẻ đã bắt đầu đòi bú. Nếu trẻ khỏe mạnh thì phản xạ bú sẽ mạnh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé, nhất là trong những ngày đầu đời.


Không nên xin sữa của bà mẹ khác cho con mình bú vì có nhiều bệnh có thể lây qua sữa mẹ như nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C ...

Sau những cữ bú đầu tiên, động tác bú của bé và sự phục hồi sức khỏe của mẹ sẽ làm 2 bầu vú “lên sữa” và sữa trưởng thành sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của bé. Trẻ bú càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tạo thêm nhiều sữa.

Cách cho con bú trong tư thế nào

Cần chọn tư thế sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, để việc cho con bú dễ dàng và hiệu quả, mẹ được thư giãn mà không bị đau lưng hay tê tay, tê chân.



Có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm:

  • Tư thế ngồi: bà mẹ ngồi thật thoải mái, lưng có thể có điểm tựa sao cho cơ vùng cổ và vùng thắt lưng không bị căng mau gây mỏi và đau lưng. Trẻ được giữ chắc và nâng bởi vòng tay trìu mến của mẹ. Có thể chèn thêm gối phía dưới để việc nâng trẻ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
  • Tư thế cho trẻ nằm sát mẹ (dùng khi mẹ mệt hoặc ban đêm): Bà mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng bé áp sát ngực dưới của mẹ.

Bà mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào vú mẹ. Khi bé ngậm vú thì chú ý cho bé ngậm sâu để bảo đảm bé mút và nuốt sữa dễ dàng.

Khởi đầu cho bé bú với một số động tác sau:

Bà mẹ và trẻ vào tư thế cho bú như trên, lau sạch núm vú và bầu vú. Bà mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ phần gần núm vú. Đưa nhẹ núm vú vào môi bé để kích thích phản xạ bú, khi bé há miệng thì ép sát vú vào trẻ và đưa núm vú vào miệng bé.

Bảo đảm trẻ ngậm vú đúng: miệng bé há rộng, ngậm cả quầng vú, cằm chạm sát vú mẹ, môi dưới của trẻ đưa ra ngoài. Bé nút đều đặn, hai má căng, bà mẹ có thể nghe được tiếng nuốt sữa ực, ực. Nên cho bé bú hết sữa 1 bên vú, nếu bé chưa no thì cho bú tiếp vú còn lại.

Số lần cho trẻ bú

  • Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, khi trẻ đòi bú.
  • Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm.
  • Thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần từ 15 đến 30 phút.

Nếu bé ngủ quá nhiều thì nên đánh thức và cho trẻ bú mỗi 3 giờ. Nếu trẻ không bú 2 cữ hoặc phản xạ nút quá yếu hay trẻ hay nhợn ói ... thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Làm sao biết trẻ đã bú sữa đủ ?


  • Trẻ nút vú có hiệu quả và nuốt sữa tốt.
  • Trẻ ngủ êm sau khi bú mẹ.
  • Trẻ đi tiểu nhiều khi bú đủ sữa (ít nhất 2 – 4 lần/ngày) và có đi tiêu.
  • Trong tuần đầu trẻ có thể sụt cân sinh lý khoảng 5 – 10% và nếu bú đủ sữa thì trẻ sẽ bắt đầu tăng cân sau đó.

Cho bé ợ hơi sau bú:

  • Cần cho trẻ ở tư thế đầu cao và vỗ lưng cho bé ợ hơi trong hoặc sau khi cho bú.
  • Nên cho bé ợ hơi sau bú để tránh bé bị chướng hơi, khó chịu và nôn trớ.
  • Chú ý cho trẻ nằm đầu chếch khoảng 15 đến 30 độ khi bé ngủ sau cữ bú để tránh nguy cơ hít sặc khi bé nôn trớ.
  • Cách cho bé bú đúng là nên tránh tư thế cho trẻ nằm sấp mà không theo dõi vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử và cũng không nên để quá nhiều gối hay thú nhồi bông quanh trẻ vì dễ gây cho trẻ ngạt thở nếu các vật này đè vào mũi bé.

Xem thêm:


Khi bé bị đi tướt, mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng lo lắng, băn khoăn không biết nên làm gì để con nhanh khỏi bệnh. Bé bị đi tướt nên ăn gì, kiêng gì là điều mà các mẹ đều quan tâm vì chế độ dinh dưỡng quyết định đến nguyên nhân bé bị đi tướt. Hãy cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu nhé!

Đi tướt là gì?


Đi tướt là khi trẻ sơ sinh có phân lỏng hơn so với bình thường, màu hoa cà, có vài hạt trắng, có thể sùi bọt hoặc xì hơi nhiều. Nó có nhiều điểm giống với tiêu chảy nhưng mức độ nhẹ hơn và nguyên nhân cũng khác, đơn giản là do khả năng tiêu hóa của bé còn kém. Trẻ đi tướt khoảng 4-5 lần/ ngày là bình thường, đặc biệt là với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ. Nó thường chỉ xảy ra trong vài ngày mà thôi, không quá 1 tuần.

Khi trẻ biết ăn dặm, việc thỉnh thoảng bị đi tướt cũng là bình thường và phổ biến. Trẻ đi tướt vẫn ăn uống tốt, vui chơi như bình thường, không sốt hay ốm đau gì cả. Có những trường hợp xảy ra vào giai đoạn đặc biệt, chẳng hạn như trẻ đi tướt mọc răng hoặc trẻ đi tướt lẫy.

Trẻ bị đi tướt nên ăn gì?

Khi mẹ thấy trường hơp bé đi tướt nhưng vẫn chịu ăn và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại, bạn cứ tiếp tục cho bé ăn uống như bình thường. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vẫn phải bú sữa mẹ và bú sữa công thức. Còn nếu trẻ đã biết ăn rồi thì bạn có thể cho bé ăn thêm những món sau :

  • Khoai lang nấu nhừ, lỏng

  • Nước ép cà rốt hoặc cà rốt nghiền nấu nhừ
  • Chuối nghiền.

Các mẹ không nên cho bé ăn các loại quả chát có chứa chất tanin: ổi xanh, hồng xiêm xanh…Vì nó có thể làm săn màng ruột khiến tình trạng đi tướt thêm kéo dài. Thế nhưng một số quả chín giàu vitamin C và khoáng chất như cam, xoài, đu đủ…bé bị đi tướt nên ăn để tăng tăng cường. Không nên kiêng khem quá nhiều, vẫn cho bé ăn đủ thịt, cá, các loại rau để cơ thể bé đủ chất, tăng sức đề kháng.

Không nên ăn gì khi bé bị đi tướt

Một số thực phẩm có thể khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, do vậy bạn cần cho bé bị đi tướt kiêng một số thực phẩm sau :

  • Sữa và các phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua)
  • Các loại trái cây như : đào, mận, lê, mơ,…do chúng chứa nhiều đường và có tính chất giảm táo bón
  • Tránh những thực phẩm giàu chất xơ
  • Tránh những thực phẩm tanh như cá, ốc, tôm,…

Nên nhớ rằng, chỉ kiêng ăn trong vài ngày khi trẻ bị đi tướt không nên ăn mà thôi, khi trẻ đã khỏi thì bạn hãy tiếp tục cho trẻ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Những lưu ý khác khi trẻ bị đi tướt

Trẻ đi tướt mặc dù là bình thường nhưng lại có thể bị nhầm lẫn với tiêu chảy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác.


Nếu trẻ đi phân lỏng hơn 1 tuần và nặng hơn thì đó không phải là đi tướt, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân nhanh chóng.

Mất nước là một tình trạng dễ xảy ra và trẻ có thể bị tử vong nếu mất nước chỉ vài ngày. Do vậy, bạn cần đảm bảo cung cấp cho bé đủ lượng nước mỗi ngày; uống Oresol để bù điện giải nếu thấy cần thiết.

Ngoài ra,ngoài việc bé bị đi tướt nên ăn các loại thực phẩm đun sôi, nấu chín kỹ thì mẹ cần  tiếp tục vệ sinh cho bé hằng ngày và sạch sẽ để tránh nhiễm bệnh.

Nếu trẻ đi tướt kéo dài nhưng không có biểu hiện gì khác thì bạn có thể cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.


Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.


Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của việc trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu đã bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân mà bố mẹ không hề hay biết. Việc trẻ đi ngoài nhiều lần khiến bé khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, làm bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thì phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.


Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

Để nhận biết được trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày hay không, nó có nhiều hơn những ngày bình thường hay không? Trước hết các bậc phụ huynh cần biết được tùy ở từng tháng tuổi, đi đại tiện hay tiểu tiện đều có một mức được xem như tiêu chuẩn:


Nếu bé đi quá nhiều so với ngày bình thường hay có kèm thêm những triệu chứng như phân có mùi tanh, có bọt, có chất nhầy... thì thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Mẹ cần lưu tâm nếu bé xuất hiện những biểu hiện trên kèm sút cân, bỏ bú,... rất có khả năng bé đang gặp vấn đề về đường ruột. 

Cơ chế chung khi hệ tiêu hóa của con người bị ảnh hưởng là mất cân bằng giữa hệ vi sinh vật có lợi và hệ vi sinh vật có hại trong đường ruột. Dù là trẻ sơ sinh hay người lớn thì đều ảnh hưởng không tốt khi bị mất cân bằng trong hệ tiêu hóa. 


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:


  • Trẻ đi ngoài do mọc răng: Cũng có một số trường hợp bé đi ngoài nhiều lần do mọc răng, về điều này thì lại là bình thường trong quá trình phát triển của bé. Đến giai đoạn mọc răng, trong khoang miệng của trẻ sẽ tiết ra một loại enzym đặc biệt. Loại enzym này kết hợp với nước bọt thông thường khi bé nuốt phải sẽ khiến bé bị đi ngoài. Khi bị đi ngoài do mọc răng, bé sẽ có dấu hiệu không khác gì nhiều so với tiêu chảy thông thường. Một ngày bé có thể đi ngoài 4 -5 lần, nhưng không nhầy, không bọt. Khi bé bị đi ngoài do mọc răng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường mà không quấy khóc.
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên bệnh này rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tiêu chảy cấp ở trẻ có thể gây tử vong do mất nước, mất muối nhiều ngoài ra còn gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do rối loạn tiêu hóa: Bé bị rối loạn tiêu hóa vì các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm trong khi hệ tiêu hóa chưa thực sự phát triển. Với những bé trên 6 tháng tuổi, khi bé ăn uống thất thường, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn linh tinh không đủ chất sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh là một trong những cách đơn giản để khắc phục tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Mẹ chú ý chọn các loại men vi sinh chất lượng và đảm bảo cho con uống. Một số loại vi khuẩn có lợi được Tổ chức y tế khuyên dùng như Bacillus, Lactobacillus, các chủng nấm men thuộc họ accharomycetaceae…


Không cho bé dùng đường

Khi bé bị đi ngoài thì chắc chắn mẹ cần tránh các chất lỏng có vị ngọt bao gồm cả trà gừng, nước đường và nước trái cây pha loãng. Tất cả những loại thức uống chứa đường sẽ làm nước rút vào ruột và khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe bé vì nó cung cấp các chất vitamin cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài thì mẹ hãy chữa khỏi cho bé rồi bổ sung cho bé sau nha.


Cho bé ăn uống đủ chất

Nếu bé đã ăn dặm, cho bé tiếp tục ăn như bình thường, miễn sao cân bằng các chất dinh dưỡng đầy đủ để khôi phục các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó quá trình mẹ chuẩn bị đồ ăn cho bé cũng vô cùng quan trọng vì nếu thực phẩm không được chế biến kỹ thì sẽ mang những vi khuẩn vào hệ tiêu hóa non yếu của bé.


Những lưu ý trong giai đoạn trẻ bị đi ngoài nhiều lần

  • Chúng ta cần cho trẻ nhỏ ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, tốt nhất là nên chia nhỏ các bữa ăn và nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng trẻ bị mất nước dẫn tới suy kiệt.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, bị tiêu chảy thì cần sử dụng thêm nước bù chất điện giải Oresol pha theo tỷ lệ như hướng dẫn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy hay chống nôn cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sỹ. Việc làm này là vô cùng nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ sau này.
Nhìn chung, các bậc cha mẹ cần có một sự quan tâm nhất thiết đối với con trẻ, nhất là lúc con đang còn nhỏ để có thể bảo vệ tốt nhất cho con của mình. 

Hãy chăm sóc trẻ một cách chu đáo, để trẻ có thể được phát triển toàn diện nhất.


















6 năm đầu đời là quãng thời gian trẻ phát triển tốt nhất, vì thế bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn này là cực kì quan trọng. Những nếu lỡ trẻ biếng ăn, mẹ phải làm sao? Điều này có lẽ không phải là nỗi lo của riêng bất cứ mẹ nào có con trong độ tuổi này. Bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ giúp mẹ tháo gỡ khó khăn này, mẹ tham khảo nhé.


1. Làm gì khi trẻ biếng ăn?


Trẻ biếng ăn đồng nghĩa với việc, các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sẽ bị hấp thu rất hạn chế. Khi trẻ bị biếng ăn mẹ cần tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, để dù bé ăn ít nhưng vân hấp thu được hết lượng chất bé đưa và cơ thể. Để làm được điều này mẹ hãy.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt cho trẻ.


Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn yếu và sức đề kháng chưa cao, là nguyên nhân gây bệnh biếng ăn ở trẻ, vì thế mẹ nên bổ sung các vi lợi khuẩn đường ruột, để không chỉ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ có thể tham khảo:

Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ cho bé.


Chế độ dinh dưỡng càng chuyển hóa nhanh càng giúp trẻ biếng ăn hấp thụ được trọn vẹn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể





2. Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.


Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho trẻ biếng ăn là rất khó, vì rất khó đáp ứng được nhu cầu của các con, dù là có thì các thực phẩm đấy cũng chưa chắc đã tốt cho bé, để tình trạng này được cải thiện mẹ hãy. Mẹ hãy cải thiện vị giác cho trẻ.

Cải thiện vị giác là một trong các biện pháp cần làm, vị giác góp phần rất lớn và cảm nhận của trẻ về bữa ăn. Trẻ biếng ăn vị giác của trẻ sẽ rất nhạy cảm và khó đáp ứng. Khi đó mẹ hãy thực hiện các cách sau:

Tăng cảm giác ngon miệng cho bé.


Các chất khoáng như Kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là các chất kích thích vị giác của trẻ rất hiệu quả. Mẹ bổ sung nhiều hơn trong bữa ăn hằng ngày của trẻ, mẹ cũng có thể bổ sung các chất thông qua sữa công thức hoặc rau củ quả. Cách trang trí đồ ăn cho trẻ đẹp mắt và hấp dẫn cũng góp phần kích thích sự thèm ăn của trẻ, mẹ hãy thử áp dụng luôn nhé.

Cho trẻ ăn khi trẻ đói là cách giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Để áp dụng được phương pháp này, mẹ phải kiên nhẫn quan sát để tìm hiểu được thời điểm bé đói, vì khi đó bé ăn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Mẹ nên cho bé ngừng ăn ngay khi bé cảm thấy đủ, không được ép trẻ ăn hay dọa, mắng trẻ, sẽ tạo cho con tâm lý và áp lực mỗi bữa ăn đến.

Tập cho con thói quen ăn uống khoa học.

Thói quen ăn uống khoa học sẽ điều chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ tốt hơn.3 bữa phụ và 2 bữa chính trong ngày là hợp lí nhất đối với trẻ. Mỗi bữa cách nhau 2 tiếng. Thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ tạo được thói quen tốt hơn và đường ruột của trẻ hoạt động tốt và hiệu quả. Mẹ cần tránh thói quen vừa ăn vừa xem tivih hoặc vừa ăn vừa chơi điện thoại. Thâm chí hạn chế tối đa cho trẻ ăn bằng cách đi rông. Vì đó là những thói quen không tốt khi không được đáp ứng trẻ sẽ không ăn.

Men vi sinh hoặc cốm vi sinh kích thích bé ăn ngon miệng.

Các loại men hỗ trợ tiêu hóa sẽ có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Điều này cũng là kết quả của công dụng hỗ trợ tiêu hóa của men vi sinh, khiến thức ăn được tiêu hóa trôi chảy, bé hình thành phản xạ hấp thu thức ăn ngon lành.

Các bài viết liên quan:





Con mắc bệnh là nỗi lo không của riêng ai, đặc biệt là trẻ sơ sinh  vì hệ đề kháng của các bé còn nhiều hạn chế, trong đó kể đến bệnh tiêu chảy. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Bài viết của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ mách mẹ một số lưu ý. Các mẹ tham khảo nhé.


1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Sau khi chào đời trẻ sơ sinh hoàn toàn được sống một môi trường sống khác, không còn vô trùng và được an toàn như  sống trong bụng mẹ, vì thế việc trẻ sơ sinh mắc bệnh như nhiễm khuẩn, và tiêu chảy là rất dễ. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh được thống kê như :
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Đây được coi là nguyên nhân chính và phổ biến nhất. Trẻ có thể bị nhiễm virus và nhiễm khuẩn đường ruột. Một số khác trẻ bị tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày.
  • Do trẻ bi dị ứng thực phẩm: Với nguyên nhân này, mẹ nên chú ý đến nguồn thực phẩm để đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho bé. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, đặc biệt  trong quá trình trẻ bắt đầu ăn dặm. 
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thông thường.

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ , chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng, mẹ theo dõi bài viết dưới đây để chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy một cách tốt nhất nhé. 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và đang bú mẹ

 Lúc này nguồn sữa cung cấp hằng ngày cho trẻ là rất quan trọng, mẹ tăng cường số lần bú trong ngày lên cho trẻ kể cả đối với trẻ uống sữa công thức. Trong thời gian này, mẹ cũng chú ý đến thực phẩm mình ăn hằng ngày để sữa của mẹ đảm bảo chất lượng.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi

 Đây là khoảng thời gian trẻ có thể bị tiêu chảy nhiều hơn và khiến các mẹ hoang mang. Do đây là thời gian đầu trẻ tập làm quen với ăn dặm và thức ăn mới, nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trong thời gian này là không còn xa lạ. Mẹ chú ý nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu hóa như khoai tây, bột mì… các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, trứng sữa…mẹ cũng có thể kết hợp với dầu để tăng năng lượng cho trẻ.

Đối với trẻ ăn dặm

Mẹ cũng nên chú ý rất nhiều đến chế độ ăn của trẻ trong độ tuổi này. Thức ăn chế biến cho trẻ cần được lựa chọn cẩn thận, vì đường ruột của trẻ  còn nhiều hạn chế nên mẹ phải lựa chọn và kết hợp các thực phẩm để trẻ không bị nặng hơn. Thức ăn cho trẻ cũng cần được nấu chín.
Ở tuổi này ngoài bổ sung dinh dưỡng qua nguồn thức ăn mẹ cũng nên bổ sung thêm nước cho trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài và không có chiều hướng dừng lại mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp cấp cứu kịp thơi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Chắc hẳn điều này các mẹ đã nghĩ nhiều đến,tuy nhiên chưa được thực hiện nhiều. Đối với các bệnh về đường ruột của trẻ nhất là đối với trẻ sơ sinh ngoài việc chú ý thực đơn hằng ngày, mẹ cũng nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ. Các chuyên gia nghiên cứu rất khuyến khích điều này. Men vi sinh là sản phẩn rất tốt bổ sung hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, các lợi khuẩn từ mne vi sinh sẽ ức chế hoạt động của các hại khuẩn gây bệnh cho hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 
Mẹ có thể quan tâm men vi sinh brauer: http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html

Các bài viết liên quan. 






Rụng tóc sau khi sinh con là những rắc rối đáng lo ngại nhất của các bà mẹ. Có đến hơn 90% phụ nữ sau khi sinh kèm theo chứng rụng tóc. Tình trạng rụng tóc này sẽ kéo dài từ 5-6 tháng hoặc thậm chí kéo dài hơn nếu không được chăm sóc tốt. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé mách bạn cách để các mẹ không còn nỗi lo bị rụng tóc sau sinh nữa.

Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh


Mức độ rụng tóc ở phụ nữ sau sinh phụ thuộc vào lượng hormone nữ trong cơ thể tăng hay giảm. Nếu hormone nữ tăng, mức độ rụng tóc sẽ ít hơn; nếu hormone này giảm, tóc sẽ bị rụng nhiều hơn. Thông thường, trong suốt thời gian mang bầu, hormone nữ ở thai phụ tăng lên, và tóc cũng ít bị rụng. Tuy nhiên, sau khi sinh con, hormone này trở về trạng thái bình thường những sợi tóc có tuổi thọ lần lượt rụng đi. Tình trạng rụng tóc này y học gọi là rụng tóc do thay đổi nội tiết.

Ngoài ra, hiện tượng rụng tóc sau sinh ở thai phụ còn do nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, sau sinh, tinh thần của một số thai phụ bất ổn, biểu hiện như lo lắng, mất ngủ kéo dài, hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm,… cũng gây rụng tóc. Mặt khác, ăn uống không đảm bảo dưỡng chất trong thời gian mang thai, cơ thể thiếu canxi, protein, kali, vitamin B… đều ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của tóc, làm cho tóc khô, vàng, và gãy.

Cách chữa rụng tóc sau sinh hiệu quả theo dân gian


Sữa chua


Sữa chua là món ăn rất được nhiều chị em yêu thích, ngoài ra sữa chua có tác dụng làm các loại mặt nạ thì ít ai biết rằng sữa chua lại là một cách chữa hữu hiệu với vấn đề về tóc. Với việc dùng sữa chua làm dầu xả sau mỗi lần gội sẽ làm kích thích tóc mọc nhanh, ngăn ngừa rụng tóc, làm sạch tóc và cho bạn mái tóc khỏe đẹp như xưa.

Lòng đỏ trứng gà

Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều protein, axit pantothenic và nhiều dưỡng chất khác giúp chữa rụng tóc sau sinh và đã được dân gian dùng rất hiệu quả. Với mái tóc còn ướt sau khi gội xong, lấy 2-3 lòng đỏ trứng cùng với một vài giọt chanh đánh nhuyễn, hãy dùng nó để massage nhẹ nhàng toàn bộ da đầu và tóc. Kiên trì làm đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy mái tóc của mình được thay đổi nhanh chóng không còn rụng tóc và khô nữa.

Bồ kết

Đây là cách được lưu truyền từ nhiều đời nay. Bồ kết có chứa saponaretin và flavonozit giúp kích thích quá trình mọc tóc và là cách chữa rụng tóc rất hiệu quả cho chị em phụ nữ sau khi sinh. Bạn có thể đun nước bồ kết để gội đầu như dân gian vẫn dùng.

Dầu dừa

Dùng dầu dừa thoa đều lên tóc và massage nhẹ nhàng sau mỗi lần gội đầu sẽ làm cho mái tóc bạn chắc khỏe và không còn nỗi lo về tóc rụng. Ngoài ra bạn có thể thay dầu dừa bằng dầu oliu cũng có tác dụng tương tự.


Tỏi

Ngoài việc là gia vị quen thuộc của các bà nội trợ, tỏi còn là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh đặc biệt là chữa rụng tóc. Tỏi có tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc sau sinh và chăm sóc da đầu. Dùng tỏi đã bóc vỏ rửa sạch nghiền nhuyễn thành hỗn hợp bôi lên tóc xoa bóp nhẹ nhàng và để khoảng 2h sau đó gội sạch, làm liên tục trong khoảng 1 tuần liền.


Chế độ ăn giàu protein


Giữ mức cân bằng phù hợp việc bồi dưỡng chất dinh dưỡng và việc lên cân, ăn ít chất béo, bổ sung vừa đủ các vitamin. Để giảm béo mà ăn quá ít, thì không những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà còn hại cho sự phát triển của bé, cũng không có lợi cho quá trình tái sinh của tóc.

Ủ tóc bằng khăn


Ngâm một chiếc khăn mặt trong nước nóng và sau đó vắt hết nước. Dùng chiếc khăn đó phủ lên trên đầu khoảng 10 phút, bạn nên làm theo cách này ít nhất 1 lần/tuần. Và đừng quên thêm một chút dầu quả hạnh vào chậu nước nóng dùng để ngâm khăn mặt.

Thể dục thể thao


Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe 30 phút mỗi ngày giúp cân bằng lượng hormone, giảm mức độ căng thẳng và giảm rụng tóc. Các nghiên cứu trước đây tìm thấy bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa căng thẳng với rụng tóc. Bạn cũng có thể tránh để mình rơi vào căng thẳng bằng cách tập thiền. Các liệu pháp thay thế như thiền và tập yoga không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn phục hồi sự cân bằng hormone, là cách chữa rụng tóc hiệu quả.

Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:


Cai sữa cho bé tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một vấn đề lớn đối với mỗi bà mẹ. Làm sao để cai sữa an toàn, hiệu quả mà vẫn đủ đảm bảo dinh dưỡng cho bé hàng ngày. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn cách cai sữa cho bé nhanh và hiệu quả nhất.


Khi nào nên cai sữa cho bé

Ở nước ngoài, các bà mẹ đều cai sữa cho bé sớm khi bé được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam được kéo dài hơn rất nhiều.



Chuyên gia y tế về chăm sóc sức khỏe cho biết, sau khi chào đời mẹ nên cho bé bú sữa và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian 6 tháng. Sau đó số lần bú sữa mẹ sẽ được giảm dần khi bé biết ăn dặm và cai sữa sau khi bé đã được 24 tháng tuổi.

Ngoài ra, mẹ có thể chú ý những dấu hiệu bên ngoài của con để chọn thời điểm thích hợp nhất cai sữa cho bé. Khi thấy đầu bé cứng cáp hơn hoặc bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ, bé cảm thấy khó chịu sau khi bú mẹ hoặc dậy sớm vì đói. Thì lúc đó mẹ có thể cai sữa cho bé được. Hãy chú ý thể chất và sức khỏe của bé phải thật sự đảm bảo mới thực hiện cai sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng chú ý tốt nhất nên cai sữa vào mùa hè và mùa thu. Không nên cai sữa vào mùa xuân và mùa đông vì có khả năng cao bé mắc phải một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp khi cai sữa.

Làm thế nào để cai sữa cho bé đúng cách


Bỏ một cữ bú


Bỏ qua một cữ bú trong ngày và quan sát phản ứng của bé. Bạn cần chuẩn bị một bình sữa thay thế từ chính sữa của bạn được hút ra bình, sữa công thức hoặc sữa bò (chỉ khi bé đã tròn năm). Lặp lại việc này cùng thời điểm trong ngày liên tục trong 1-2 tuần để bé có thời gian thích nghi với thay đổi. Với cơ thể mẹ cũng vậy, cách này cũng giúp nguồn cung cấp sữa của mẹ tự điều chỉnh và giảm đi theo, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng sữa và viêm tuyến vú.

Giảm thời gian cho bú


Thay vì bỏ cữ bú, bạn hãy cho bé bú ngắn hơn trong mỗi cữ bú. Nếu bình thường mỗi cữ bé bú trong 5 phút, giờ bạn hãy thử chỉ cho bé bú trong 3 phút thôi. Thay cho khẩu phần sữa giảm đi do thời gian bú không đủ, bạn hãy bổ sung cho bé một cữ ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi) hoặc sữa công thức. Cữ bú tối trước khi đi ngủ là khó thay đổi nhất, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn, bé sẽ không thể ngon giấc nếu không được bú đủ.

Trì hoãn và làm trẻ phân tâm


Cách này chỉ áp dụng khi con bạn đã lớn (hơn 1 tuổi). Hãy đặt giới hạn cho mình chỉ cho bé bú đôi ba cữ mỗi ngày. Nếu bé tìm và đòi vú mẹ, hãy tìm cách trì hoãn với một lý do nào đó để làm bé phân tâm kèm với một lời hẹn sẽ cho bé bú sau. Chẳng hạn, nếu bé đòi bú mẹ vào ban chiều, bạn có thể hứa với bé rằng bạn sẽ cho bé bú trước giờ đi ngủ.


Cách cai sữa cho bé nhanh mà an toàn

  • Để cai sữa cho bé, các mẹ dùng cao bôi lên hai đầu ti, nếu bé đòi bú khi trẻ đến sát vú sẽ ngửi thấy mùi hắc khó chịu không bú nữa với những đứa trẻ cứng đầu chúng sẽ vẫn bú nhưng cao rất cay chúng sẽ nhả ra ngay và bé sẽ có cảm giác sợ và không bú nữa.

  • Bạn cũng có thể dùng son môi đỏ của mình tô lên đầu ti hay buộc sợ chỉ và tóc bé nhìn thấy sẽ sợ mà bỏ ti với cách này cũng có rất nhiều chị em đã thành công
  • Còn cách khác nữa có thể cai sữa cho bé nhẹ nhàng cho con và mẹ, vì có rất nhiều bà mẹ thấy con mình không được bú khóc mếu sẽ mềm lòng mà lại cho con bú tiếp vì thế bạn có thể gửi bé cho ông bà vài ngày để bé chơi đùa mà quên đi bú ti dần dần trẻ sẽ cai được sữa nhanh nhất.
  • Cách cai sữa đêm cho bé: Cho bé bắt đầu bú bình vào mỗi buổi đêm ít dần đi và cố gắng kéo dài khoảng thời gian các lần ăn để bé quen với việc ngủ dài hơn vào buổi đêm để bé có thể thích nghi dần dần, nếu bé vẫn bị thức vào buổi đêm thì bạn hãy vỗ về để bé ngủ tiếp, cho bé ăn nhiều lần trong ngày để bé không bị đói.

Xem thêm: