Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Hiển thị các bài đăng có nhãn kimh-nghiem-nuoi-dạy-tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kimh-nghiem-nuoi-dạy-tre. Hiển thị tất cả bài đăng

Việc cho con bú luôn là nỗi lo lắng đối với những phụ nữ sắp hay mới sinh con. Việc đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không biết cách có thể làm cho bé khó bú, bú không đủ no…Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé xin chia sẻ vài bí quyết cách cho con bú giúp các mẹ thực hiện công việc này suôn sẻ và khéo léo hơn.

Cách cho con bú khoa học

Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Có thể lúc này bà mẹ còn mệt mỏi nhưng đứa trẻ đã bắt đầu đòi bú. Nếu trẻ khỏe mạnh thì phản xạ bú sẽ mạnh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé, nhất là trong những ngày đầu đời.


Không nên xin sữa của bà mẹ khác cho con mình bú vì có nhiều bệnh có thể lây qua sữa mẹ như nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C ...

Sau những cữ bú đầu tiên, động tác bú của bé và sự phục hồi sức khỏe của mẹ sẽ làm 2 bầu vú “lên sữa” và sữa trưởng thành sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của bé. Trẻ bú càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tạo thêm nhiều sữa.

Cách cho con bú trong tư thế nào

Cần chọn tư thế sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, để việc cho con bú dễ dàng và hiệu quả, mẹ được thư giãn mà không bị đau lưng hay tê tay, tê chân.



Có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm:

  • Tư thế ngồi: bà mẹ ngồi thật thoải mái, lưng có thể có điểm tựa sao cho cơ vùng cổ và vùng thắt lưng không bị căng mau gây mỏi và đau lưng. Trẻ được giữ chắc và nâng bởi vòng tay trìu mến của mẹ. Có thể chèn thêm gối phía dưới để việc nâng trẻ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
  • Tư thế cho trẻ nằm sát mẹ (dùng khi mẹ mệt hoặc ban đêm): Bà mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng bé áp sát ngực dưới của mẹ.

Bà mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào vú mẹ. Khi bé ngậm vú thì chú ý cho bé ngậm sâu để bảo đảm bé mút và nuốt sữa dễ dàng.

Khởi đầu cho bé bú với một số động tác sau:

Bà mẹ và trẻ vào tư thế cho bú như trên, lau sạch núm vú và bầu vú. Bà mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ phần gần núm vú. Đưa nhẹ núm vú vào môi bé để kích thích phản xạ bú, khi bé há miệng thì ép sát vú vào trẻ và đưa núm vú vào miệng bé.

Bảo đảm trẻ ngậm vú đúng: miệng bé há rộng, ngậm cả quầng vú, cằm chạm sát vú mẹ, môi dưới của trẻ đưa ra ngoài. Bé nút đều đặn, hai má căng, bà mẹ có thể nghe được tiếng nuốt sữa ực, ực. Nên cho bé bú hết sữa 1 bên vú, nếu bé chưa no thì cho bú tiếp vú còn lại.

Số lần cho trẻ bú

  • Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, khi trẻ đòi bú.
  • Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm.
  • Thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần từ 15 đến 30 phút.

Nếu bé ngủ quá nhiều thì nên đánh thức và cho trẻ bú mỗi 3 giờ. Nếu trẻ không bú 2 cữ hoặc phản xạ nút quá yếu hay trẻ hay nhợn ói ... thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Làm sao biết trẻ đã bú sữa đủ ?


  • Trẻ nút vú có hiệu quả và nuốt sữa tốt.
  • Trẻ ngủ êm sau khi bú mẹ.
  • Trẻ đi tiểu nhiều khi bú đủ sữa (ít nhất 2 – 4 lần/ngày) và có đi tiêu.
  • Trong tuần đầu trẻ có thể sụt cân sinh lý khoảng 5 – 10% và nếu bú đủ sữa thì trẻ sẽ bắt đầu tăng cân sau đó.

Cho bé ợ hơi sau bú:

  • Cần cho trẻ ở tư thế đầu cao và vỗ lưng cho bé ợ hơi trong hoặc sau khi cho bú.
  • Nên cho bé ợ hơi sau bú để tránh bé bị chướng hơi, khó chịu và nôn trớ.
  • Chú ý cho trẻ nằm đầu chếch khoảng 15 đến 30 độ khi bé ngủ sau cữ bú để tránh nguy cơ hít sặc khi bé nôn trớ.
  • Cách cho bé bú đúng là nên tránh tư thế cho trẻ nằm sấp mà không theo dõi vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử và cũng không nên để quá nhiều gối hay thú nhồi bông quanh trẻ vì dễ gây cho trẻ ngạt thở nếu các vật này đè vào mũi bé.

Xem thêm:



6 năm đầu đời là quãng thời gian trẻ phát triển tốt nhất, vì thế bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn này là cực kì quan trọng. Những nếu lỡ trẻ biếng ăn, mẹ phải làm sao? Điều này có lẽ không phải là nỗi lo của riêng bất cứ mẹ nào có con trong độ tuổi này. Bài viết dưới đây của Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ giúp mẹ tháo gỡ khó khăn này, mẹ tham khảo nhé.


1. Làm gì khi trẻ biếng ăn?


Trẻ biếng ăn đồng nghĩa với việc, các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sẽ bị hấp thu rất hạn chế. Khi trẻ bị biếng ăn mẹ cần tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, để dù bé ăn ít nhưng vân hấp thu được hết lượng chất bé đưa và cơ thể. Để làm được điều này mẹ hãy.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt cho trẻ.


Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn yếu và sức đề kháng chưa cao, là nguyên nhân gây bệnh biếng ăn ở trẻ, vì thế mẹ nên bổ sung các vi lợi khuẩn đường ruột, để không chỉ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ có thể tham khảo:

Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ cho bé.


Chế độ dinh dưỡng càng chuyển hóa nhanh càng giúp trẻ biếng ăn hấp thụ được trọn vẹn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể





2. Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.


Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho trẻ biếng ăn là rất khó, vì rất khó đáp ứng được nhu cầu của các con, dù là có thì các thực phẩm đấy cũng chưa chắc đã tốt cho bé, để tình trạng này được cải thiện mẹ hãy. Mẹ hãy cải thiện vị giác cho trẻ.

Cải thiện vị giác là một trong các biện pháp cần làm, vị giác góp phần rất lớn và cảm nhận của trẻ về bữa ăn. Trẻ biếng ăn vị giác của trẻ sẽ rất nhạy cảm và khó đáp ứng. Khi đó mẹ hãy thực hiện các cách sau:

Tăng cảm giác ngon miệng cho bé.


Các chất khoáng như Kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là các chất kích thích vị giác của trẻ rất hiệu quả. Mẹ bổ sung nhiều hơn trong bữa ăn hằng ngày của trẻ, mẹ cũng có thể bổ sung các chất thông qua sữa công thức hoặc rau củ quả. Cách trang trí đồ ăn cho trẻ đẹp mắt và hấp dẫn cũng góp phần kích thích sự thèm ăn của trẻ, mẹ hãy thử áp dụng luôn nhé.

Cho trẻ ăn khi trẻ đói là cách giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Để áp dụng được phương pháp này, mẹ phải kiên nhẫn quan sát để tìm hiểu được thời điểm bé đói, vì khi đó bé ăn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Mẹ nên cho bé ngừng ăn ngay khi bé cảm thấy đủ, không được ép trẻ ăn hay dọa, mắng trẻ, sẽ tạo cho con tâm lý và áp lực mỗi bữa ăn đến.

Tập cho con thói quen ăn uống khoa học.

Thói quen ăn uống khoa học sẽ điều chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ tốt hơn.3 bữa phụ và 2 bữa chính trong ngày là hợp lí nhất đối với trẻ. Mỗi bữa cách nhau 2 tiếng. Thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ tạo được thói quen tốt hơn và đường ruột của trẻ hoạt động tốt và hiệu quả. Mẹ cần tránh thói quen vừa ăn vừa xem tivih hoặc vừa ăn vừa chơi điện thoại. Thâm chí hạn chế tối đa cho trẻ ăn bằng cách đi rông. Vì đó là những thói quen không tốt khi không được đáp ứng trẻ sẽ không ăn.

Men vi sinh hoặc cốm vi sinh kích thích bé ăn ngon miệng.

Các loại men hỗ trợ tiêu hóa sẽ có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Điều này cũng là kết quả của công dụng hỗ trợ tiêu hóa của men vi sinh, khiến thức ăn được tiêu hóa trôi chảy, bé hình thành phản xạ hấp thu thức ăn ngon lành.

Các bài viết liên quan:




Cai sữa cho bé tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một vấn đề lớn đối với mỗi bà mẹ. Làm sao để cai sữa an toàn, hiệu quả mà vẫn đủ đảm bảo dinh dưỡng cho bé hàng ngày. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn cách cai sữa cho bé nhanh và hiệu quả nhất.


Khi nào nên cai sữa cho bé

Ở nước ngoài, các bà mẹ đều cai sữa cho bé sớm khi bé được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam được kéo dài hơn rất nhiều.



Chuyên gia y tế về chăm sóc sức khỏe cho biết, sau khi chào đời mẹ nên cho bé bú sữa và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian 6 tháng. Sau đó số lần bú sữa mẹ sẽ được giảm dần khi bé biết ăn dặm và cai sữa sau khi bé đã được 24 tháng tuổi.

Ngoài ra, mẹ có thể chú ý những dấu hiệu bên ngoài của con để chọn thời điểm thích hợp nhất cai sữa cho bé. Khi thấy đầu bé cứng cáp hơn hoặc bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ, bé cảm thấy khó chịu sau khi bú mẹ hoặc dậy sớm vì đói. Thì lúc đó mẹ có thể cai sữa cho bé được. Hãy chú ý thể chất và sức khỏe của bé phải thật sự đảm bảo mới thực hiện cai sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng chú ý tốt nhất nên cai sữa vào mùa hè và mùa thu. Không nên cai sữa vào mùa xuân và mùa đông vì có khả năng cao bé mắc phải một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp khi cai sữa.

Làm thế nào để cai sữa cho bé đúng cách


Bỏ một cữ bú


Bỏ qua một cữ bú trong ngày và quan sát phản ứng của bé. Bạn cần chuẩn bị một bình sữa thay thế từ chính sữa của bạn được hút ra bình, sữa công thức hoặc sữa bò (chỉ khi bé đã tròn năm). Lặp lại việc này cùng thời điểm trong ngày liên tục trong 1-2 tuần để bé có thời gian thích nghi với thay đổi. Với cơ thể mẹ cũng vậy, cách này cũng giúp nguồn cung cấp sữa của mẹ tự điều chỉnh và giảm đi theo, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng sữa và viêm tuyến vú.

Giảm thời gian cho bú


Thay vì bỏ cữ bú, bạn hãy cho bé bú ngắn hơn trong mỗi cữ bú. Nếu bình thường mỗi cữ bé bú trong 5 phút, giờ bạn hãy thử chỉ cho bé bú trong 3 phút thôi. Thay cho khẩu phần sữa giảm đi do thời gian bú không đủ, bạn hãy bổ sung cho bé một cữ ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi) hoặc sữa công thức. Cữ bú tối trước khi đi ngủ là khó thay đổi nhất, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn, bé sẽ không thể ngon giấc nếu không được bú đủ.

Trì hoãn và làm trẻ phân tâm


Cách này chỉ áp dụng khi con bạn đã lớn (hơn 1 tuổi). Hãy đặt giới hạn cho mình chỉ cho bé bú đôi ba cữ mỗi ngày. Nếu bé tìm và đòi vú mẹ, hãy tìm cách trì hoãn với một lý do nào đó để làm bé phân tâm kèm với một lời hẹn sẽ cho bé bú sau. Chẳng hạn, nếu bé đòi bú mẹ vào ban chiều, bạn có thể hứa với bé rằng bạn sẽ cho bé bú trước giờ đi ngủ.


Cách cai sữa cho bé nhanh mà an toàn

  • Để cai sữa cho bé, các mẹ dùng cao bôi lên hai đầu ti, nếu bé đòi bú khi trẻ đến sát vú sẽ ngửi thấy mùi hắc khó chịu không bú nữa với những đứa trẻ cứng đầu chúng sẽ vẫn bú nhưng cao rất cay chúng sẽ nhả ra ngay và bé sẽ có cảm giác sợ và không bú nữa.

  • Bạn cũng có thể dùng son môi đỏ của mình tô lên đầu ti hay buộc sợ chỉ và tóc bé nhìn thấy sẽ sợ mà bỏ ti với cách này cũng có rất nhiều chị em đã thành công
  • Còn cách khác nữa có thể cai sữa cho bé nhẹ nhàng cho con và mẹ, vì có rất nhiều bà mẹ thấy con mình không được bú khóc mếu sẽ mềm lòng mà lại cho con bú tiếp vì thế bạn có thể gửi bé cho ông bà vài ngày để bé chơi đùa mà quên đi bú ti dần dần trẻ sẽ cai được sữa nhanh nhất.
  • Cách cai sữa đêm cho bé: Cho bé bắt đầu bú bình vào mỗi buổi đêm ít dần đi và cố gắng kéo dài khoảng thời gian các lần ăn để bé quen với việc ngủ dài hơn vào buổi đêm để bé có thể thích nghi dần dần, nếu bé vẫn bị thức vào buổi đêm thì bạn hãy vỗ về để bé ngủ tiếp, cho bé ăn nhiều lần trong ngày để bé không bị đói.

Xem thêm:

6 tháng tuổi là thời điểm các bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Đây là giai đoạn để bé có thể tập làm quen với đủ các dạng thức ăn và cung cấp một số chất đầy đủ cho sức khỏe bé. Tuy nhiên, có nhiều mẹ vẫn chưa biết cho bé ăn dặm như thế nào. Dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn làm một số món cháo ăn dặm đơn giản thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu nhé!


1. Cháo tôm, rau cải ngọt


Nguyên liệu:

  • 100g tôm tươi, sau khi bóc bỏ đầu và vỏ tôm chỉ còn lại khoảng 40g thịt tôm là đủ một bữa ăn dặm của bé. 
  • Vài lá cải ngọt, chỉ khoảng 3-5 lá cải non là vừa đủ.
  • 01 bát cháo trắng đủ 1 bữa của bé đã nấu chín.

Chế biến:


  • Tôm rửa sạch, nhặt bỏ đầu, vỏ, rút bỏ chỉ phân rồi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (nếu bé bạo nuốt).
  • Phần đầu tôm rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy một bát con nước.
  • Cải ngọt rửa sạch xay cùng tôm hoặc thái nhỏ.
  • Cho nước lọc tôm, thịt tôm và rau cải vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho cháo vào đảo đều cho sôi trở lại là mẹ đã xong một bữa cháo tôm rau cải thơm ngon cho bé.
  • Nước lọc đầu tôm và thịt tôm nấu với rau cải rất hợp nên rất ngọt các mẹ ạ, vì vậy mẹ không cần nêm thêm gia vị gì vào cháo của bé nữa nhé.


2. Cháo thịt bò, cà rốt, rau dền, phô mai


Nguyên liệu:


  • 40g thịt bò thăn
  • 3-5 ngọn rau dền đỏ
  • 1/3 củ cà rốt nhỏ (cỡ 3 đầu ngón tay)
  • 01 viên phô mai, các mẹ có thể sử dụng phô mai Con Bò Cười hoặc các loại phô mai nhập khẩu đều được nhé.
  • 01 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé đã nấu chín.

Chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Rau dền rửa sạch cho xay cùng thịt bò hoặc thái thật nhỏ.
  • Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái mỏng nghiền lấy 1 bát con nước.
  • Cho nước ép cà rốt, thịt bò và rau dền vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho phô mai và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
  • Cháo thịt bò, cà rốt, rau dền và phô mai rất giàu sắt, lại bổ sung thêm canxi cho bé mà không hề "nhạt" một tí ti nào cả nên mẹ có thể yên tâm là bé yêu không từ chối đâu.


3. Cháo ngao rau mồng tơi


Nguyên liệu:

  • 300g ngao sống.
  • 3-5 lá mồng tơi
  • 01 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé.
Chế biến:


  • Ngao rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ. Lọc lấy 1 bát con nước luộc ngao trong. Ruột ngao làm sạch phân rồi băm nhỏ.
  • Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ.
  • Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
Cháo ngao rau mồng tơi rất đơn giản, dễ làm nhưng rất giàu kẽm và rất hiệu quả với các bé táo bón các mẹ nhé.

4. Cháo chay thập cẩm

Món cháo này các mẹ có thể tùy cơ ứng biến với các loại rau củ có trong tủ lạnh nhà mình mà lại biến thành món cháo ăn dặm siêu giàu dinh dưỡng cho bé.



Nguyên liệu:


  • 50g ngô non
  • 1 miếng bí đỏ nhỏ cỡ đầu ngón tay cái
  • 10-12 ngọn rau mầm hay 1 nhánh súp lơ xanh nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, có thể thay thế bằng rau ngót, rau cải xanh...
  • 01 bát cháo đậu xanh đủ 1 bữa ăn của bé.

Chế biến:


  • Ngô non rửa sạch xay mịn lọc lấy 1 bát con nước sữa ngô non.
  • Rau mầm rửa sạch thái nhỏ.
  • Bí đỏ làm sạch luộc chín rồi nghiền nát.
  • Đun sôi sữa ngô non, cho rau mầm vào đun sôi khoảng 3 phút sau đó cho bí đỏ đã nghiền và cháo đậu xanh vào đảo đều cho sôi trở lại.
Món cháo chay thập cẩm  là một trong những món cháo ăn dặm mà có vị ngọt mát rất dễ ăn và giúp bé dễ tiêu hóa nữa.

Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Gần đây, ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều các mẹ quan tâm cho bé yêu bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với một thực đơn khoa học để giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đáp ứng tối đa yêu cầu về thể chất và trí tuệ cho bé. Hãy cùng Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật nhé!

Yêu cầu của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật



Thực đơn ăn dặm dành cho bé của các bà mẹ Nhật chú trọng nhiều tới chế độ ăn, phương pháp thực hiện cũng như đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng một cách tối đa. Đối với các bé 6 tháng tuổi, tối đa một ngày bé chỉ nên ăn 2 bữa dặm. Thời gian còn lại, bé cần được chăm sóc bởi nguồn sữa mẹ (hoặc sữa công thức nếu mẹ không có sữa).

Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thì cháo hoặc súp bao giờ cũng là thực đơn chính. Từ thực đơn này, mẹ sẽ kết hợp với các loại nguyên liệu khác dựa trên các thông số dưỡng chất mà bé cần để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Những loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn phát triển này như muối, các thực phẩm dễ dị ứng… cũng được hạn chế một cách tối đa trong thực đơn.

Những thông số cơ bản khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 

  • Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, thêm 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
  • Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
  • Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi


Tại thời điểm này, các mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và trứng 2/3 lòng đỏ.



  • Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml), rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường. Bước sang giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường
  • Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.
  • Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.
  • Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật


Những sai lầm cần tránh khi cho con ăn dặm của ThS. BS. Lê Thị Hải / Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia.


  • Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
  • Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
  • Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
  • Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
  • Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm kiểu Nhật của con. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
  • Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có)
Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:

Men vi sinh là một trong số ít các sản phẩm tố và an toàn dành cho trẻ sơ sinh. Ngoài sữa mẹ, men vi sinh cũng được rất nhiều gia đình bổ sung cho bé, lợi ích của men vi sinh là gì, tại sao men vi sinh được đông đảo người ủng hộ như thế, cùng http://suckhoemevabemoingay.blogspot.com/ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.



1. Men vi sinh là gì?

Men vi sinh hay còn gọi là các lợi khuẩn probiotic là những vi sinh vật sống mà khi được bổ sung vào cơ thể sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, nguồn sữa mẹ dù tốt cũng không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn bới các vi khuẩn gây hại, đặc biệt gây hại cho đường ruột. Thời điểm này, lợi ích của men vi sinh cho trẻ sẽ được phát huy tối đa.

2. Men vi sinh mang lại lợi ích gì cho trẻ sơ sinh?

Nhiều mẹ băn khoăn nên cho trẻ sử dụng men vi sinh và thời điểm nào là hợp lý. Trẻ từ 3 tháng tuổi mẹ có thể bắt đầu cho trẻ dùng men vi sinh. Men vi sinh  giúp cũng cấp nguồn lợi khuẩn và hỗ trợ sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Một trong những lợi ích của men vi sinh mang lại phải kể đến như:
  • Men vi sinh giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột, bổ sung lợi khuẩn cần thiết cho sự hoạt động của đường ruột, đồng thời ức chế sự phát sinh và phát triển của các hại khuẩn gây bệnh đường ruột cho bé yêu.
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, vì thế trẻ dễ mắc các chứng về rối loạn tiêu hóa, hay loạn khuẩn đường tiêu hóa, trong những trường hợp này, men vi sinh sẽ giúp mẹ cải thiện đường ruột của trẻ.
  • Men vi sinh còn giúp bé cải thiện chứng bất dung nạp đường Lastores có trong sữa công thức.
  • Ngoài ra, trong thành phần của men vi sinh còn chứa chất khoáng và một số loại vitamin rất tốt cho bé.

3. Cách lựa chọn men vi sinh cho trẻ sơ sinh.

Để những lợi ích của men vi sinh hiệu quả với trẻ sơ sinh, mẹ nên hú ý khi lựa chọn các sản phẩm cho bé.Có một vài gợi ý cho mẹ khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ sơ sinh như:
  • Chọn men vi sinh có thành phần cả probiotic và prebiotic: probiotic là lợi khuẩn đã quen thuộc với mọi người, tuy nhiên ít mẹ quan tâm đến thành prebiotic  trong men vi sinh. Prebiotic được biết đến như là các chất xơ hòa tan, có tác dụng tạo ra môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển. Đây chính là điểm vượt trội cho các dòng sản phẩm men vi sinh chứa Prebiotic .
  • Nên chọn các men vi sinh cho trẻ được bào chế theo công nghệ kép Doulac TM : Probiotic luôn được cải tiến để chất lượng của chúng được bảo toàn cho tới khi đến được hệ tiêu hóa của con người và phát huy tác dụng tại đây. Hiện nay, Probiotic được sản xuất theo công nghệ bao kép Duolac là Probiotic thế hệ thứ 4, thế hệ mới nhất của công nghệ chế biến men vi sinh.Lợi khuẩn được “bao” hai lớp. Lớp ngoài cùng là polysaccharides giúp bảo vệ vi khuẩn không bị tác động xấu của độ ẩm, nhiệt độ, áp lực không khí trong quá trình bảo quản và vận chuyển.Lớp trong là hỗn hợp Protein/peptide giúp lợi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH = 2 – 4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi sinh vật có lợi còn sống tới ruột và phóng thích hoàn toàn ở môi trường pH = 7 để phát huy tối đa tác dụng chăm sóc đường ruột và sức khỏe của trẻ.
  • Chọn các loại Probiotics được phân lập tự nhiên : Để lựa chọn men vi sinh cho trẻ sơ sinh tốt nhất mẹ nên tìm các sản phẩm với nguồn tự nhiên sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn và an toàn hơn.Nhờ các thành phần đầy đủ, bào chế theo công nghệ hiện đại, nguồn gốc tự nhiên, men vi sinh hội tụ các tiêu chuẩn này sẽ là loại men tốt nhất và an toàn nhất, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.





Các mẹ đã biết khi trẻ đủ 5 - 6 tháng tuổi thì nhu cầu năng lượng cần nhiều hơn để hoạt động. Tuy nhiên, mỗi bữa bú, bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa nhất định mà thôi. Vì vậy bạn nên dần thay thế dần bằng chế độ ăn dặm chứa nhiều tinh bột, chất béo,... để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé vui chơi. Trong bài viết dưới đây, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ hướng dẫn bạn cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất đặc biệt đối với các trẻ 6 tháng tuổi.


Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.



Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Một lý do nữa cần cho trẻ ăn dặm khi 6 tháng tuổi, là lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được.



Những thực phẩm cho trẻ ăn dặm tốt nhất


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:


Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn dặm tốt nhất bằng ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.

Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. 
Lưu ý: đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất


Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:


  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
  • Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
  • Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
  • Ngoài ra, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Xem thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng để giúp cho trẻ phát triển được tốt nhất, để cho trẻ có cơ hội phát triển tự nhiên nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Để chúng ta không bỡ ngỡ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả, thì hôm nay Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cũng như nguồn kiến thức về cách chăm sóc cũng như cách nuôi trẻ sơ sinh.


Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là giúp cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thì các mẹ cần phải biết trẻ cần phải được nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể phát triển tốt nhất, thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ 16 tiếng mỗi ngày, đây là cơ chế hoạt động bình thường của trẻ nhưng các mẹ cần lưu ý, cứ sau 4 tiếng mà con trẻ vẫn không thức giấc thì chúng ta cần cho trẻ bú để tránh việc cơ thể bị đói và mệt. 



Trong khoảng thời gian này các mẹ cũng nên đánh thức hoặc bế trẻ nhỏ dậy, để đầu dựa vào vai của và mẹ vỗ nhẹ nhẹ vào lưng, quá trình này sẽ giúp trẻ ợ được hơi ra ngoài vì trong quá trình bú con trẻ sẽ nuốt một lượng không khí vào theo, cách này sẽ giúp trẻ sơ sinh tránh được bị thức giấc một cách khó chịu do phản ứng của cơ thể đây như việc bị nôn trớ sữa hay tức ngực.

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ nghỉ không giống ai cả, có trẻ thức một chút ban ngày và ngủ rất ngon vào ban đêm, nhưng thông thường thì trẻ sơ sinh rất hay tỉnh táo vào ban đêm, vì vậy ở trong phòng chúng ta để đèn ngủ ở mức thấp nhất, để giúp trẻ dễ dàng ngủ hơn, giảm âm độ trong mỗi cuộc nói chuyện và kiên nhẫn cho đến khi con trẻ bắt đầu ngủ trở lại.

Cho con bú sữa mẹ là cách chăm sóc trẻ sơ sinh được tốt nhất

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh với nguồn dinh dưỡng tốt nhất thì việc lựa chọn sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, bởi trong đó có đầy đủ các chất dinh dưỡng, sức đề kháng mà trẻ sơ sinh cần thiết trong quá trình phát triển cũng như việc đảm bảo chất lượng vệ sinh để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh được tốt nhất.
Nếu trẻ sơ sinh được bú no sữa thì trẻ sẽ đi tè từ 6 đến 8 lần một ngày cùng với việc đi tiêu đều đặn và dẫn đến tăng cân cũng diễn ra rất đều đặn và đây là cách chăm sóc trẻ được hiệu quả cũng như giúp trẻ có có nguồn dinh dưỡng đầy và phát triển tốt nhất.



Các mẹ không nên căng thẳng khi gặp khó khăn trong thời gian đầu cho trẻ bú hoặc uống sữa , cần phải kiên nhẫn và thực hành nhiều lần, để trẻ sơ sinh cảm nhận và quen dần. Nếu có thể thì cũng nên nhờ tới sự trợ giúp của các y tá hoặc bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn, tìm ra các phương pháp hiệu quả nhất.

Bạn nên cho con trẻ bú sữa từ 8 đến 12 lần trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh trẻ, các mẹ cũng không nhất thiết phải cho trẻ bú đúng giờ giấc mà chỉ cần quan sát các biểu hiện cũng như hành động của trẻ như việc hoạt động để tìm vú của mẹ thì chúng ta sẽ cho trẻ bú và nên cho trẻ sơ sinh bú ít nhất là 4 giờ đồng hồ một lần, nếu như trẻ vẫn đang ngủ các bạn cũng có thể đánh thức chúng dậy và cho bú.
Quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh uống sữa có thể sẽ kéo dài tới 40 phút, do đó các mẹ cần chuẩn bị một chỗ ấm áp để cho con trẻ uống sữa, cũng như giúp bản thân được thoải mái và thư giãn.

Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và cách chăm sóc trẻ tốt nhất, để có lượng sữa dồi dào. Tuyệt đối không được sử dụng rượu hay café vì sẽ làm cho chất lượng sữa bị giảm đi, ngoài ra những thành phần này sẽ được được cơ thể hòa trộn vào sữa như thế trẻ sơ sinh sẽ bú sữa có bao gồm thành phần rượu và café, điều này quả thật không tốt chút nào trong quá trình phát triển của trẻ.


Những lưu ý khi bế, ẵm trẻ sơ sinh


Chúng ta có thể vô tình gây ra cho trẻ những ảnh hưởng rất nguy hiểm mà không hề hay biết, vì vậy sau đây là những lưu ý mà các mẹ cần biết để giúp cho sức khỏe của trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả.



  • Mỗi khi tiếp xúc với trẻ thì cần rửa tay để khử trùng trước vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn rất yếu vì thế con trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Do đó hãy chắc chắn tay của các bạn đã được sử lý trước khi bế, ẵm trẻ nhỏ.
  • Mỗi khi bế trẻ sơ sinh thì chúng ta cần phải đỡ lấy phần đầu, cổ của trẻ, vì hệ cơ ở khu vực này của trẻ sơ sinh vẫn còn rất yếu, nếu chúng ta không đỡ khu vực này trẻ sẽ có nguy cơ ngửa cổ ra sau gây ra sự nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ.
  • Tránh lắc trẻ sơ sinh dù bạn đang có cảm xúc vui vẻ hay nóng giận điều này có thể dẫn đế tử vong cho trẻ sơ sinh vì sẽ khiến những mạch máu trong não bị đứt. Đừng bao giờ đánh thức trẻ nhỏ bằng cách lắc mà chúng ta hãy thử bằng cách cù vào lòng bàn chân hoặc những có thể nhẹ nhàng xoa vào vào tay, bụng … để trẻ không bị giật mình, gây ra những tác động xấu trong thời gian sau này.
  • Khi bế trẻ thì các mẹ cần phải nâng đỡ đầu vào cổ của trẻ thật tốt, chúng ta nên để đầu của trẻ nằm trên khuỷu tay bên trong,với toàn bộ chiều dài của trẻ sẽ được nằm thoải mái trên toàn bộ cánh tay chúng ta. Có đôi lúc các mẹ nên bế trẻ áp sát vào ngực, đầu dựa vào vai của mẹ và dùng một tay để bế trẻ và tay còn lại giữ lấy phần cổ, đầu cho trẻ.
Nếu trong nhà có những thành viên lớn tuổi hơn thì nên hướng dẫn cho họ cách chăm sóc và nâng đỡ trẻ sơ sinh như thế nào, để giúp trẻ sơ sinh có những tiếp xúc mới lạ, tạo những sợi dây liên kết tình cảm gia đình. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh với sữa bột

Lựa chọn việc cho trẻ bú sữa mẹ hay ăn sữa bột đó là việc quyết định của các nhân mỗi người mẹ, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt hơn khỏe mạnh hơn. Vì vậy nếu trong trường hợp có thể cho trẻ bú sữa mẹ thì chúng ta nên ưu tiên sữa mẹ hơn là sữa bột.



Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh với trường hợp các mẹ bắt buộc phải cho trẻ ăn sữa bột thì chúng ta cần phải đo đạc một cách cụ thể để kiểm soát được số lượng thức ăn trẻ hấp thu mỗi lần, từ đó sẽ giúp cho trẻ không bị ăn quá no hoặc bị đói. Nếu như các mẹ vẫn lựa chọn sữa bột thì cần phải biết một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh cũng như giúp quá trình chăm sóc trẻ được tốt nhất :
  • Luôn đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn được ghi trên bao bì
  • Tiệt trùng bình, chai sữa mới và cũ
  • Cứ sau 2 hoặc 3 giờ cho trẻ bú một lần hoặc cho bú mỗi khi thấy con trẻ đói
  • Đổ bỏ toàn bộ sữa bột đã pha mà trẻ uống không hết
  • Các mẹ cần lưu ý khi pha sẵn sữa bột và để trong tủ lạnh thì mỗi khi cho trẻ uống cần phải hâm nóng lại, như thế trẻ sẽ dễ uống hơn cũng như tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ và thời gian sử dụng của sữa bột pha sẵn được lưu trữ trong tủ lạnh là 24h
  • Mỗi khi cho trẻ bú bình thì các mẹ cần giúp trẻ nằm ngửa ở góc 45 độ vì ở tư thế này trẻ sẽ hạn chế việc tiếp thu không khí vào trong dạ dày, cùng với đó dốc bình sữa để núm vú luôn trong trạng thái đầy sữa, giúp cho trẻ bú được nhanh hơn.
Chúc các mẹ chăm con thật tốt!

Xem thêm:
Các bậc phụ huynh thì luôn tìm mọi loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất để để cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, việc cung cấp thôi là chưa đủ vì các dưỡng chất chỉ đi vào cơ thể khi bé ăn ngon miệng. Vấn đề gặp phải hiện nay là hầu hết các bé yêu đều biếng ăn, Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé  sẽ mách bạn cách kích thích trẻ ăn ngon miệng


Chế biến những món ăn mà bé thích thật đẹp mắt

Những món ăn được trình bày đẹp mắt sẽ thu hút mọi sự chú ý của bé yêu

Trẻ nhỏ thường rất thích thú với những đồ đẹp mắt, nhiều màu sắc. Dựa vào sự thích thú này mẹ có thể áp dụng vào việc nấu ăn cho bé. Các mẹ hãy trang trí món ăn với nhiều màu sắc và mùi vị sẽ giúp kích thích bé đòi ăn.

Mẹ có thể dùng cà chua, trái cây có màu sắc sặc sỡ nổi bật để trang trí cho món ăn. Bên cạnh đó, các mẹ hãy bố trí và bày biện các món ăn theo hình con vật mà bé yêu thích. Hãy cho bé cùng tham gia vào nấu ăn, bé sẽ rất sẵn lòng và mong mỏi khi được thưởng thức món ăn mà mình góp công vào đó.

Cho bé ăn khi bé thực sự đói và muốn ăn

Lúc này bạn không cần làm gì cũng khiến bé ăn rất ngon miệng rồi

Cũng như người lớn chúng ta vậy, khi cảm thấy đói sẽ muốn ăn và cảm thấy ăn rất ngon miệng. Lúc đói dạ dày sẽ tiết ra nhiều enzym để kích thích cảm giác thèm ăn bé sẽ ăn ngon miệng hơn, tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn.

Vì vậy, thay vì ép buộc con ăn khi con chưa đói khiến tâm lí trẻ không tốt dẫn đến tình trạng biếng ăn, khó hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé thì các mẹ hãy chịu khó theo dõi và biết khi nào bé thực sự đói và muốn ăn để cho bé ăn. Đặc biệt khi bé đói hoặc thèm ăn, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều những món chúng ưa thích hoặc một lượng lớn thức ăn được bé tiêu thụ. Hãy cho bé ăn một lượng vừa phải để bé cảm thấy hứng thú với những bữa ăn sau.

Tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ

Ăn uống khoa học sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện và khoa học

Tạo lập thói quen ăn uống cho trẻ là một thói quen tốt mà bạn cần thiết lập cho bé ngay từ khi bé còn nhỏ. Việc được ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ giấc và khoa học sẽ giúp bé hình thành các thói quen tốt.
Khi bé được cho ăn uống đúng giờ sẽ giúp bé được ăn đúng lúc đói nên sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Các mẹ cũng cần lưu ý là không được cho bé vừa xem tivi vừa ăn, vừa chơi trò chơi hoặc đi dong để bé ăn. Những việc này sẽ khiến bé mất tập trung đến bữa ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn và sao nhãng không muốn ăn ở trẻ.

Thường xuyên đa dạng món ăn cho bé

Thay đổi các món ăn liên tục sẽ khơi dậy tính tò mò của trẻ để thưởng thức 

Giống như người lớn, nếu chỉ được cho ăn mãi một món ngày này qua ngày khác chắc chắn sẽ tạo cảm giác chán, ngán không muốn ăn. Các bé cũng như vậy, nhiều bố mẹ chỉ cho con ăn mãi một món vì nghĩ chỉ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là được chứ không cần thay đổi. Việc hiểu sai như vậy cũng là một nguyên nhân của việc bé chán ăn.

Các bậc phụ huynh hãy thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên. Điều này vừa làm kích thích sự tò mò của trẻ với các loại thực phẩm mới, vừa làm kích thích vị giác của bé đối với các vị khác nhau. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn và thích thú hơn mỗi khi bữa ăn đến. 

Hỗ trợ kịp thời cho hệ tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa của bé vô cùng quan trọng trong quá trình hấp thu các dưỡng chất


Hệ tiêu hóa không tốt, hệ tiêu hóa kém, khó tiêu hóa cũng là một phần nguyên nhân vì sao trẻ trở nên biếng ăn, ăn không ngon miệng. Các mẹ hãy bổ sung ngay cho bé các loại rau xanh, hoa quả, sữa chua, men tiêu hóa . . . để cải thiện hệ tiêu hóa của bé, thúc đẩy bé ăn ngon và mau lớn.

Xem thêm:

Những lỗi khi nuôi con mà 9/10 ông bố bà mẹ mắc phải





Theo các bác sĩ tâm lý nghiên cứu, bé yêu của chúng ta rất nhạy cảm cả về mặt thể xác lẫn tâm hồn trong giai đoạn hình thành và phát triển. Chính vì vậy, mọi tác động dù nhỏ nhất của bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Và quan trọng trong số đó, cách phạt con khoa học và thông minh thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết.


1. Phạt đứng

Cách phạt này bố mẹ nên áp dụng khi con mắc các lỗi sau:
  • Tội cố ý nhảy từ trên cao xuống
  • Tội chạy nhảy trên xe

2. Cấm làm thứ trẻ thích


  • Tội không đánh răng
  • Tội khảnh ăn
  • Tội vứt đồ lung tung

3. Hỏi rõ ngọn ngành và giải thích sai ở đâu

Với cách phạt này, các ông bố và mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn và phân tích từ từ cho bé hiểu.
  • Cãi - đánh nhau với anh chị em
  • Lấy đồ chơi của bạn
  • Lấy đồ của người khác mà không hỏi

4. Tịch thu những món đồ yêu thích


Với cách này, chắc hẳn các bé sẽ cực kỳ khó chịu và thường gây bất mãn với bố mẹ. Tuy nhiên, chính vì vậy mới khiến các con có thể nhớ được những lỗi sai mà mình đã mắc phải.
  • Tội vứt đồ lung tung
  • Không thu đồ chơi sau khi chơi

5. Phạt làm việc nhà

Cùng làm việc nhà không chỉ coi là một hình thức phạt đối với bé mà còn rèn luyện cho bé những kỹ năng cần thiết giúp ích cho con khi con có cuộc sống riêng.
  • Tội vẽ bậy lên tường
  • Vứt đồ chơi và đồ đạc lung tung

6. Phạt ngồi một chỗ




Khi được ngồi 1 mình, các bé sẽ hình thành được thói quen suy nghĩ về những gì mình đã làm và tự đánh giá xem việc đó là đúng hay sai. Cách này sẽ giúp bé nhà bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
  • Tội cãi nhau
  • Tội đánh nhau

7. Phạt vẽ tranh

  • Tội hay đánh mắng người khác
  • Tội cào cấu, cắn người khác

8. Đánh lòng bàn tay

  • Tội không nhẫn nại
  • Tội lấy đồ của người khác
  • Tội làm giữ chừng bỏ dở

9. Phạt đọc sách, viết chữ

Có thể nhiều bố mẹ nghĩ phương pháp phạt này không được coi là hình phạt. Tuy nhiên đối với các đứa trẻ, chúng đều có thiên hướng thích vui chơi hơn nên việc phải học, phải đọc sách chính là hình phạt mà chúng ghét nhất.
  • Tội thích dùng bạo lực
  • Tội nói dối
  • Tội lấy đồ của người khác

10. Phạt nhặt đậu


Với phương pháp này sẽ giúp con rèn được tính kiên nhẫn, nhẫn nại và đóng vai "nàng lọ lem". Một phương pháp phạt con khoa học và thông minh.
  • Tội không nhẫn nại
  • Tội làm bỏ dở giữa chừng



Chúc bố mẹ áp dụng thành công nhé!

Xem thêm: